Bí quyết tìm việc đầu bếp hiệu quả nhất

24/06/2019 08:11 AM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Hiện nay có rất nhiều người theo nghề đầu bếp vì đam mê ẩm thực của mình. Tuy nhiên để tìm việc làm đầu bếp như ý không phải là chuyện dễ dàng. Vậy làm thế nào để tìm việc đầu bếp hiệu quả nhất?

Dưới đây là những bí quyết giúp bạn dễ dàng hơn khi tìm kiếm việc làm trong nghề này.

Đầu bếp là công việc đặc trưng trong các nhà hàng, khách sạn. Họ là người mang đến cho thực khách hương vị đặc trưng của món ăn. Kỹ năng nấu nướng của họ quyết định rất lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy chế độ đãi ngộ của đầu bếp cũng khá cao. Cũng vì lý do đó mà tìm việc đầu bếp là một quá trình khá khó khăn. Để có được một công việc như ý, bạn cần xác định rõ năng lực của bản thân. Đồng thời chủ động trong việc tìm kiếm.

Xác định năng lực của mình phù hợp với nhà hàng, khách sạn nào.

Dù bạn có làm gì cũng phải biết khả năng của mình đến đâu. Tương tự như vậy, tìm việc đầu bếp thì phải biết nhà hàng nào phù hợp với năng lực của bạn. Nếu bạn giỏi trong việc làm bánh, hãy tìm đến những cửa hàng bánh ngọt. Nếu bạn giỏi nấu các món Việt truyền thống, hãy tìm hiểu những nhà hàng phong cách Việt. Nếu bạn nấu giỏi món Trung, hãy tìm việc ở các nhà hàng phong cách Trung Quốc. Hay bạn có khả năng nấu món Tây, hãy tìm đến các nhà hàng kiểu Tây.

Bạn cũng cần xác định được trình độ nấu nướng của mình sẽ phù hợp với những nhà hàng tầm cỡ nào. Bạn có năng khiếu về ẩm thực nhưng chỉ ở mức ngon, hãy tìm thông tin tuyển dụng từ các nhà hàng vừa, các khách sạn 2 sao. Nếu khả năng của bạn thật sự xuất sắc, bạn có được thành tựu từ các cuộc thi ẩm thực uy tín, hãy tự tin ứng tuyển vào các nhà hàng lớn.

Người ta không thể nhận bạn vào vị trí bếp bánh nếu như bạn không biết cách làm bánh. Vì thế, bạn cần tìm hiểu xem nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên. Đồng thời đánh giá xem bản thân có đáp ứng được hay không. Đó là một khởi đầu rất quan trọng cho bạn khi tìm việc.

Bạn phải xác định năng lực của bạn phù hợp với nhà hàng, khách sạn nào (nguồn ảnh: internet)

Bạn phải xác định năng lực của bạn phù hợp với nhà hàng, khách sạn nào (nguồn ảnh: internet)

Chủ động cập nhật thông tin từ các kênh tuyển dụng

Tìm việc đầu bếp từ các trang tuyển dụng

Trong thời đại công nghệ số, mọi thông tin đều được cập nhật trên các trang web công khai. Có thể thấy hầu hết các trang tuyển dụng luôn liên tục cập nhật các cơ hội làm việc cho các ngành. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng của ngành đầu bếp khách sạn cũng rất lớn.  Vì vậy để tìm việc đầu bếp, hãy tìm đến các trang tuyển dụng uy tín. Có rất nhiều cơ hội cho bạn tại các nhà hàng khách sạn từ 1 sao cho đến 4,5 sao.

Để tìm việc làm bếp một cách nhanh và hiệu quả nhất trên các trang tuyển dụng, bạn nên thực hiện theo những cách sau đây.

+ Dựa theo địa điểm và tìm theo các tag nhỏ: nhân viên bếp bánh, việc làm bếp âu, việc làm bánh… Điều này giúp bạn dễ dàng tìm được một vị trí công việc như mong muốn của bạn.

+ Điền vị trí công việc muốn làm vào ô tìm kiếm. Ví dụ như: bếp trưởng, phụ bếp … Sẽ có các tin tuyển dụng phù hợp với bạn.

Có nhiều trang tuyển dụng việc làm đầu bếp, hãy tìm kiếm công việc qua đó (nguồn ảnh: internet)

Có nhiều trang tuyển dụng việc làm đầu bếp, hãy tìm kiếm công việc qua đó (nguồn ảnh: internet)

Tìm việc đầu bếp thông qua bạn bè, người thân

Nếu như lướt hết các trang web tuyển dụng nhưng vẫn không đạt được gì, vậy hãy hỏi người thân, bạn bè. Những mối quan hệ xung quanh của bạn chính là một kênh tìm việc đầu bếp hữu ích.

Có thể họ biết đến những nhà hàng khách sạn nào đó đang cần tìm đầu bếp thông qua các mối quan hệ của họ. Hay đơn giản họ vô tình thấy tin tuyển dụng trong một cửa hàng họ đến ăn. Những sự tình cờ biết đâu lại mang đến cho bạn cơ hội tốt trong công việc. Vì vậy đừng ngần ngại hỏi mọi người về việc làm đó nhé.

Bạn phải chuẩn bị một bản CV thật ấn tượng

CV chính là lời giới thiệu bản thân chính xác và có cam kết nhất. Hãy cung cấp thông tin cá nhân của bạn trong bản CV gửi nhà tuyển dụng. Đáng lưu ý, bạn phải tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng quan bản CV này. Nó sẽ quyết định bạn có qua được vòng hồ sơ để đến buổi phỏng vấn hay không.

Viết CV rành mạch, có dấu ấn

Bản CV được xem là cuộc gặp gỡ đầu tiên của ứng viên với nhà tuyển dụng. Vì vậy hãy đầu tư và tạo ấn tượng với họ. Văn phong viết CV phải rành mạch, rõ ràng. Nội dung của bản CV phải có dấu ấn cá nhân.

Rất nhiều người chọn cách tham khảo mẫu CV trên mạng. Đó cũng là một ý tưởng an toàn cho bạn. Tuy nhiên phải khéo léo tạo dấu ấn cá nhân trong bản CV đó. Bởi nếu cả trăm hồ sơ đều giống nhau nhà tuyển dụng sẽ đau đầu không biết nên chọn cái nào. Lúc đó nguy cơ bị loại khỏi vòng tuyển chọn hồ sơ của bạn là rất lớn.

Hãy tạo ấn tượng từ bản CV, nhà tuyển dụng sẽ để ý đến bạn qua bản CV đặc sắc (nguồn ảnh: internet)

Hãy tạo ấn tượng từ bản CV, nhà tuyển dụng sẽ để ý đến bạn qua bản CV đặc sắc (nguồn ảnh: internet)

Chứng tỏ bản thân phù hợp với vị trí ứng tuyển

Hãy đọc kỹ yêu cầu cũng như mô tả công việc của nhà hàng, khách sạn mà bạn đang tìm việc đầu bếp. Từ đó thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự là người phù hợp với vị trí ứng tuyển. Là bạn chứ không phải là một người nào khác.

Để làm được điều này, hãy cho nhà tuyển dụng thấy năng lực của bản thân thông qua kinh nghiệm trước đó. Bạn đã nấu ăn cho những nhà hàng nào? Bạn đã có được thành tựu nào trong các cuộc thi ẩm thực? Đừng ngần ngại nêu ra để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn.

Chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn

Chuẩn bị kiến thức liên quan đến tìm việc đầu bếp

Nếu vượt qua vòng hồ sơ, bạn sẽ được gọi đến phỏng vấn. Đây là vòng quyết định bạn có được nhận hay không. Trước ngày phỏng vấn tìm việc đầu bếp, hãy củng cố lại kiến thức của bạn.

Có thể bạn có rất nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên nếu không có kiến thức chuyên môn, bạn vẫn có thể bị loại. Vì vậy, hãy dành thời gian thống kê lại kiến thức vài lần nữa. Bạn cũng có thể tham khảo những câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra cho ứng viên ngành đầu bếp. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Câu hỏi về điểm mạnh? Điểm yếu?
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn chọn làm việc cho nhà hàng/ khách sạn này?
  • Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
  • Bạn nghĩ vì sao công ty chúng tôi nên chọn bạn?
  • Mục tiêu của bạn trong vài năm tới là gì?

Đây đều là những câu hỏi thường gặp trong các vòng phỏng vấn nói chung và phỏng vấn tìm đầu bếp nói riêng. Ngoài ra, tùy thuộc vào người tuyển dụng, bạn phải đối mặt với các tình huống cụ thể khác xảy ra trong buổi phỏng vấn. Hãy bình tĩnh và tự tin dùng kiến thức của mình giải quyết những vấn đề đó.

Hãy chuẩn bị thật tốt kiến thức liên quan đến buổi phỏng vấn (nguồn ảnh: internet)

Hãy chuẩn bị thật tốt kiến thức liên quan đến buổi phỏng vấn (nguồn ảnh: internet)

Để ý đến trang phục trong buổi phỏng vấn

Trang phục luôn là thứ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu như nhân viên văn phòng sẽ thường mặc áo sơ mi đơn giản và quần Tây hoặc chân váy Tây (đối với nữ). Thì các ứng viên tìm việc đầu bếp cũng có những quy định riêng về trang phục. Bạn nên chọn loại quần áo đơn giản, tất nhiên phải đảm bảo tính lịch sự. Trang phục thoải mái sẽ phần nào thể hiện con người bạn. Từ đó nhà tuyển dụng cũng đánh giá bạn cao hơn trong cuộc phỏng vấn.

Chú ý đến thái độ khi phỏng vấn

Bạn cần có một thái độ chân thành, lịch sự khi đi phỏng vấn tìm việc đầu bếp. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một người tự tin, nhưng đừng bao giờ tự tin thái quá thành tự cao, ngạo mạn. Phong thái nghiêm túc cũng là điều cần thiết ở một ứng viên tìm việc đầu bếp.

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những người có thái độ cởi mở, dễ gần và tự tin trong công việc. Bạn cũng nên điềm tĩnh và khéo léo xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra trong buổi phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn “ghi điểm” với người tuyển dụng.

Thái độ chân thành và tự tin sẽ giúp bạn ghi điểm với người phỏng vấn (nguồn ảnh: internet)

Thái độ chân thành và tự tin sẽ giúp bạn ghi điểm với người phỏng vấn (nguồn ảnh: internet)

Đừng quên gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn

Có thể sau buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ không gọi bạn luôn. Họ có quyền chờ đợi thêm các ứng viên khác xem có ai phù hợp với công việc hơn bạn không. Đây chính là thời điểm bạn nên chủ động tạo ấn tượng của mình. Hãy viết email cảm ơn nhà tuyển dụng về buổi phỏng vấn.

Thái độ cẩn thận và chuyên nghiệp của bạn qua hành động viết thư cảm ơn sẽ được nhà tuyển dụng đặc biệt lưu tâm. Có thể bạn thua ứng viên khác về kinh nghiệm nhưng bạn hơn họ về tác phong làm việc. Cùng với đó là sự chuyên nghiệp trong cách thức phỏng vấn. Qua đó cũng thể hiện bạn rất mong muốn được làm việc ở vị trí ứng tuyển. Đó cũng là những lý do để bạn có thể được chọn trong quá trình tìm việc đầu bếp.

Thư cảm ơn sau khi phỏng vấn thể hiện phong thái chuyên nghiệp của bạn (nguồn ảnh: internet)

Thư cảm ơn sau khi phỏng vấn thể hiện phong thái chuyên nghiệp của bạn (nguồn ảnh: internet)

Với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích cho các ứng viên tìm việc đầu bếp, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tìm việc. Nếu có mong muốn theo đuổi ngành nghề này, đừng chần chừ việc gửi CV vào những nhà hàng, khách sạn phù hợp với khả năng của bạn.

Nguồn: http://timviecdaubep.com/

Bài viết liên quan

Mô tả Công Việc của Bếp Trưởng trong nhà hàng

Mô tả Công Việc của Bếp Trưởng trong nhà hàng

Trong ngành nhà hàng và dịch vụ ẩm thực, vai trò của bếp trưởng là vô cùng quan trọng. Họ...

Khám phá ngành Chế Biến Thực Phẩm là gì?

Khám phá ngành Chế Biến Thực Phẩm là gì?

Trong thế giới ngày nay, ngành chế biến thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nguyên...

Khám Phá Ngành Công Nghệ Thực Phẩm: Sự Tiến Bộ và Tương Lai Đầy Triển Vọng

Khám Phá Ngành Công Nghệ Thực Phẩm: Sự Tiến Bộ và Tương Lai Đầy Triển Vọng

Ngành công nghệ thực phẩm đang trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng và đầy tiềm năng nhất...

Bài đọc nhiều

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Để làm tốt kế toán nhà hàng,  các quy trình kế toán khách sạn là gì? – Quy trình làm…

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Sữa chua bịch là món quà gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Chit cần cắn một góc…

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star là cụm từ đã quá quen thuộc nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó hay chưa? Bài…

Bài mới nhất

Banquet là gì: Khám Phá Ý Nghĩa và Tầm Quan Trọng của Banquet

Banquet là gì: Khám Phá Ý Nghĩa và Tầm Quan Trọng của Banquet

Banquet, một khái niệm thường được nghe đến trong ngữ cảnh tổ chức sự kiện và tiệc cưới, thường mang…

Alacarte là gì? Ứng Dụng Alacarte Trong Ngành Dịch Vụ

Alacarte là gì? Ứng Dụng Alacarte Trong Ngành Dịch Vụ

Alacarte là một thuật ngữ phổ biến trong ngành dịch vụ, đặc biệt là trong ngành nhà hàng và khách…

Beverage Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Beverage Trong Cuộc Sống

Beverage Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Beverage Trong Cuộc Sống

Bạn có từng tự hỏi “Beverage là gì?” Nếu chưa, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài viết…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.