Hospitality là gì? Hospitality gồm những lĩnh vực nào?
Hospitality được đánh giá là một trong những ngành có độ phát triển nhất hiện nay. Vậy bạn có biết Hospitality là gì? Hospitality gồm những ngành nào? Nếu chưa rõ những thông tin trên, vậy hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!
Hospitality là gì?
Xem thêm: Lễ Tân Là Gì? Mô Tả Công Việc Lễ Tân Nhà Hàng, Khách Sạn
Hospitality là ngành liên quan đến dịch vụ khách hàng.Trong tiếng anh “Hospitality” có nghĩa là lòng yêu mến khách, hay lòng hiếu khách, nên sẽ mang nghĩa là sự đón tiếp một cách thân thiện cho những vị khách từ xa đến
Hospitality gồm những lĩnh vực nào?
Như đã diễn tả ở phần “Hospitality là gì?”, đây không chỉ đơn thuần là thuật ngữ chỉ lĩnh vực khách sạn – du lịch, mà nó là cả ngành dịch vụ nói chung. Hiện, Hospitality phát triển mạnh mẽ và được biết đến ở 3 mảng dịch vụ phổ biến nhất là:
– Du lịch và Lữ hành (Travel & Tourism): gồm các công ty lữ hành, hàng không, vận tải hành khách…
– Dịch vụ lưu trú (Accomodation): gồm khách sạn, resort, homestay, hostel…
– Ẩm thực (Food & Beverage – F&B): gồm nhà hàng, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, cơ sở vật chất kinh doanh ăn uống, quán bar…
Mỗi loại hình kinh doanh sẽ có đặc điểm và đối tượng khách hàng khác nhau nhưng nhìn chung đều hướng đến tiêu chí mang lại cho khách hàng sản phẩm, đạt chất lượng, với sự hài lòng cao nhất, theo đúng bản chất mà Hospitality cam kết mang lại: lòng hiếu khách và sự đón tiếp nồng hậu.
Vai trò của ngành Hospitality là gì?
Xem thêm: Nhân viên phục vụ là gì? Công việc của nhân viên phục vụ
Hiểu Hospitality là gì sẽ giúp bạn phần nào hiểu được vai trò của ngành hospitality là gì trong đời sống xã hội hiện nay
Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của ngành Hospitality đối với ngành dịch vụ ở hiện tại và tương lai. Bởi:
- Ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ của cơ sở kinh doanh
- Góp phần cải thiện thương hiệu, hình ảnh đất nước trong mắt du khách trong và ngoài nước
- Thu hút khách du lịch và mở rộng đầu tư, hợp tác, kinh doanh cùng có lợi giữa các tổ chức và ngành (lữ hành, hàng không, khách sạn, nhà hàng, spa, trung tâm hội nghị…)
- Tạo công ăn việc làm, ổn định cho nhân sự ngành
- Thiết lập các mối quan hệ trong và sau hợp tác, kinh doanh, lao động giúp giao lưu văn hóa, kết bạn, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc của nhau
- Đóng góp vào nguồn thu chung của đất nước…
Hiện Hospitality được xếp vào Top những ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất toàn cầu, có thời điểm vượt lên cả những lĩnh vực mũi nhọn như lắp ráp ô tô, xuất khẩu thực phẩm, dầu khí… Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của ngành là vô cùng cao.
Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu được ngành hospitality là gì? Vai trò của ngành Hospitality là gì? Từ đó cân nhắc để đưa ra quyết định lựa chọn tìm việc phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng của bản thân.
Bài viết liên quan