Sous chef là gì? Những thông tin cần nắm rõ về sous chef
Sous chef chính là bếp phó, người sẽ chịu sự quản lý trực tiếp từ bếp trưởng. Vị trí này nắm vai trò hết sức quan trọng trong gian bếp của nhà hàng, khách sạn. Tìm hiểu về nó qua bài viết này nhé!
- Bartender là gì? Những kiến thức cần nắm rõ về bartender
- Nhân viên chạy bàn là gì? Mô tả công việc của nhân viên chạy bàn
Sous Chefs là một vị trí quan trọng tại nhiều nhà hàng và khách sạn. Ngoài những khả năng về chuyên môn về bếp thì vị trí này cũng được xem như những nhà quản lý giỏi. Cùng tìm hiểu vị trí này nhé!
Khái niệm Sous chef là gì?
Sous chef chính là vị trí bếp phó trong bộ phận bếp chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp và có tiếng nói, quyền hạn đứng sau bếp trưởng. Nếu bếp trưởng giữ vai trò tổng quát toàn bộ khu vực trong bếp thì bếp phó chịu trách nhiệm với từng mảng công việc cụ thể.
Bếp phó sẽ trực tiếp quản lý công việc và nhân sự trong bếp. Khi bếp trưởng không có mặt, bếp phó giữ vị trí cao nhất trong bếp và có trách nhiệm giám sát và quản lý mọi hoạt động nhà bếp.
»»» Xem thêm: Những thông tin hướng nghiệp HOT nhất hiện nay để có định hướng việc làm tốt nhất.
Vai trò của Sous chef
Đã hiểu tường tận về chức danh cũng như tầm quan trọng của vị trí bếp phó. Dưới đây là một số những tiết lộ về vai trò cụ thể của một Sous chef nhé!
Điều hành hoạt động quản lý
Nói tới đây thì thấy vị trí này đúng là rất quan trọng phải không. Để một nhà hàng hay khách sạn mà vận động thật tốt thì một bếp phó cần phải làm những việc sau:
- Trực tiếp sắp xếp lịch làm việc và kế hoạch cho nhân sự.
- Phân chia từng hạng mục công việc theo đúng yêu cầu.
- Giám sát nhân viên đảm bảo chất lượng công việc thuận lợi đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
>> Tham khảo thêm: Bản sơ yếu lý lịch chuẩn dành cho các ứng viên hiện nay
Điều phối nhân sự
- Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng ca trưởng.
- Đảm bảo được nhân sự khu vực trực thuộc quản lý nghiêm túc và đảm bảo đúng quy định và tiêu chuẩn của nhà hàng, khách sạn.
Chế biến món ăn
Đã là một thành viên trong bếp thì ít nhiều bạn cũng cần có khả năng làm bếp. Hơn thế nữa, một bếp phó thì không thể không biết đeo tạp dề và làm những món ăn được.
- Tiếp nhận mọi thông tin và các món ăn chịu trách nhiệm và quyền hạn.
- Chế biến những món ăn theo nhu cầu của khách hàng.
- Đảm bảo được món ăn đảm bảo chất lượng, an toàn và thẩm mỹ.
- Kết hợp cùng bếp trưởng quản lý nhà hàng trên đúng menu.
- Nắm được xu hướng thực đơn và đáp ứng được sự hiếu khách.
- Hỗ trợ với bếp trưởng những định lượng công thức và tính toán đưa ra những món ăn trong menu hợp lý.
Tuyển dụng và hướng dẫn nhân viên
- Tuyển dụng nhân sự mới cùng với bếp trưởng để đáp ứng được nhu cầu công việc cũng như khối lượng công việc cần.
- Hướng dẫn và trực tiếp đào tạo nhân viên mới làm quen với công việc và hòa nhập môi trường công việc.
- Đảm bảo được nhân viên thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của nhà hàng và khách sạn.
Quản lý thiết bị, dụng cụ bộ phận Bếp
- Kết hợp với nhiều bộ phận khác để kiểm tra và bảo quản mọi trang thiết bị cùng dụng cụ trong khu vực bếp.
- Liên hệ trực tiếp với bộ phận kỹ thuật để bảo trì, sửa chữa những trang thiết bị và dụng cụ.
- Phân công nhân sự từng nhiệm vụ rõ ràng để bảo quản trang thiết bị và dụng cụ.
Các công việc khác
- Thay bếp trưởng điều hành và quản lý khi bếp trưởng vắng mặt.
- Luôn nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý khóa nghiệp vụ tại nhiều nhà hàng và khách sạn.
- Lập báo cáo cố định theo kỳ.
- Thực hiện nhiều việc khác theo yêu cầu của bếp trưởng.
»»» Xem thêm: Các thông tin việc làm đầu bếp đang được nhiều người tìm hiểu nhất
Trên đây chính là những chia sẻ cần nắm rõ về Sous Chef các bạn không nên bỏ qua. Đây là một trong những khái niệm cơ bản trong hoạt động khách sạn, nhà hàng. Nếu bạn đang tìm hiểu ngành nghề này thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích này nhé !
Bài viết liên quan