Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới
Michelin Star là cụm từ đã quá quen thuộc nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó hay chưa? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin để bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.
- Saffron là gì? Công dụng và cách sử dụng loại gia vị quý giá này
- Fast food là gì? Những mặt lợi và mặt hại của fast food
Nếu bạn yêu thích nấu nướng hoặc là fan của các chương trình ẩm thực thì chắc hẳn bạn đã nghe qua khái niệm “Michelin Star” hoặc sao vàng Michelin rồi đúng không nào? Nó được coi như một loại tiêu chuẩn hàng đầu trong giới ẩm thực, là giấc mơ mà mọi đầu bếp đều muốn chạm tới. Cùng Timviecdaubep tìm hiểu kỹ hơn về sao Michelin nhé!
Michelin Star là gì?
“Michelin Star” dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “ngôi sao Michelin” hoặc “sao vàng Michelin”. Khái niệm sao Michelin vốn xuất phát từ tên cuốn cẩm nang ẩm thức nổi danh nhất hành tinh mang tên “The Michelin Guide”. Nó được mệnh danh là cẩm nang uy tín nhất của giới ẩm thực thế giới. Cẩm nang Michelin xuất hiện lần đầu trước công chúng là vào năm 1900 với tư cách là một tạp chí giới thiệu tới độc giả những món ngon và các địa chỉ ăn uống chất lượng hàng đầu tại Anh và Ireland.
Với lịch sử phát triển trong vòng 120 năm qua, Michelin đã trở thành quy chuẩn của nền ẩm thực toàn thế giới chứ không còn hạn chế chỉ ở Anh và Ireland như trước kia nữa. Có thể nói mọi đầu bếp và chủ nhà hàng đều mong muốn “đứa con tinh thần” của họ giành được sao vàng Michelin bởi đó là sự bảo chứng về chất lượng, là một thỏi nam châm “hút” khách cực kỳ hiệu quả.
☑️ Xem thêm tin tức tuyển dụng việc làm để tìm thấy công việc mơ ước
Cách thức đánh giá của Michelin
Cách thức đánh giá của Michelin Guide cũng tương đối thú vị. Hàng năm, họ sẽ cử ra các nhà thẩm định để quyết định xem những nhà hàng nào xứng đáng nhận được sao vàng Michelin. Điểm đặc biệt là danh tính của các nhà thẩm định luôn được giấu kín. Họ sẽ “trà trộn” với các nhà hàng, quán ăn với tư cách một thực khách; sau đó gọi đồ, thưởng thức và đánh giá mọi mặt của nhà hàng từ chất lượng đồ ăn, cung cách phục vụ, kết cấu thực đơn… Những đánh giá, nhận xét của họ sau đó sẽ được tổng hợp lại và báo cáo cho “tổng bộ” và danh sách các nhà hàng xứng đáng nhận được Michelin Star sẽ được hình thành nhờ vào những đánh giá này.
Bạn sẽ chẳng bao giờ biết họ là ai để mà tới “hối lộ” cho nhà hàng của mình đâu nhé! Bởi ngay cả người thân hay bạn bè của các nhà thẩm định cũng chẳng có ai biết họ đang làm nghề đó cả. Họ phải giữ bí mật tuyệt đối về danh tính, nghề nghiệp của bản thân để bảo đảm tính khách quan và chính xác trong quá trình làm việc.
Michelin Guide có quyền lực tối cao trong việc tặng hoặc tước bỏ sao Michelin của bất kỳ nhà hàng nào. Nếu nhà hàng của bạn đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì sẽ nhận được sao nhưng nếu bạn không thể giữ vững chất lượng ấy thì ngôi sao sẽ bị tước đi. Nó không ở với ai vĩnh viễn, chỉ có những nhà hàng không ngừng cố gắng giữ vững phong độ và tự nâng tầm chất lượng của bản thân thì mới có thể giữ sao Michelin lâu dài. Yêu cầu gắt gao là vậy nên Michelin Star luôn là mục tiêu nỗ lực của các quán ăn, nhà hàng trên khắp thế giới. Họ liên tục cạnh tranh với nhau để giành lấy giải thưởng danh giá này.
☑️ Đừng quên tham khảo cách viết CV xin việc để dễ dàng lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng
Các hạng mục đánh giá của Michelin
Bạn muốn nhà hàng của mình giành được Michelin Star ư? Vậy thì thứ nhất, bạn phải cố gắng đầu tư vào chất lượng của nhà hàng. Và thứ hai, bạn phải nắm được các hạng mục đánh giá của Michelin Guide để lấy đó làm tiêu chuẩn phấn đấu. 3 hạng mục phổ biến nhất chính là:
- 1 sao Michelin: Tiêu chí này được miêu tả bằng dòng chữ tiếng Pháp “Une très bonne table dans sa catégorie”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “nhà hàng có chất lượng rất tốt trong phân khúc của nó”. Nếu nhà hàng của bạn được 1 sao Michelin thì có nghĩa rằng các món ăn của bạn luôn duy trì được chất lượng cao. Nó sẽ được đánh giá là điểm đáng để các thực khách dừng chân nếu họ đang gần nhà hàng!
- 2 sao Michelin: Để được 2 sao, nhà hàng của bạn phải đáp ứng được tiêu chí “Table excellente mérite un detour”, có nghĩa là chất lượng tuyệt hảo, xứng đáng để thực khách chủ động tìm đến và thưởng thức. Các món ăn của nhà hàng 2 sao Michelin luôn được chế biến cầu kỳ, công phu khiến thực khách vô cùng hài lòng.
- 3 sao Michelin: Đây được coi là ngưỡng cao nhất mà mọi nhà hàng đều muốn đạt tới. Tiêu chí này được miêu tả là “Une des meilleures tables, vaut le voyage”. Điều này có nghĩa là nhà hàng của bạn là một trong những nơi cung cấp ẩm thực xuất sắc nhất, tuyệt vời nhất, xứng đáng để thực khách đi từ xa tới thưởng thức.
Ngoài 3 hạng mục đánh giá trên thì Michelin còn đưa ra một vài hạng mục khác dành cho các nhà hàng, quán ăn không thuộc phân khúc cao cấp như:
- Bib Gourmand: Bib Gourmand là chứng nhận dành cho những nhà hàng phục vụ đồ ăn chất lượng ổn nhưng lại có mức giá phải chăng. Họ là nhà hàng đúng tiêu chuẩn nhưng không phải là loại cao cấp. Bữa ăn ở đây vẫn tuân thủ tiêu chí three-course-meal, phục vụ đủ 3 thứ là món khai vị, món chính và món tráng miệng. Tuy nhiên thực khách chỉ phải trả một số tiền nho nhỏ mà thôi, trung bình khoảng 40$/người.
- Michelin Plate: Hạng mục này còn có tên gọi khác là “L’Assiette Michelin”. Nó mới được bổ sung vào Michelin Guide năm 2018 và hiện được coi là hạng mục cơ bản nhất cũng là cấp thấp nhất trong các hạng mục của Michelin. Danh hiệu này là dành cho những nhà hàng có tên xuất hiện trong cẩm nang nhưng lại không được trao sao Michelin hoặc chứng nhận “Bib Gourmand”.
Vậy là qua bài viết này, bạn đã nắm được định nghĩa Michelin Star là gì và cách thức cũng như các hạng mục đánh giá của Michelin đối với các nhà hàng. Hi vọng đây chính là những kiến thức hữu ích mà bạn đang tìm kiếm!
☑️ Xem thêm: Thông tin tuyển nhân viên kinh doanh lương cao trên toàn quốc
Bài viết liên quan