Đầu bếp chuyên nghiệp: Tất tần tật những điều cần biết để theo nghề

20/08/2019 05:03 PM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Đầu bếp chuyên nghiệp không phải giấc mơ xa vời. Bạn vẫn đang là một đầu bếp tìm việc nhưng tương lai không xa bạn có thể đạt được vị trí ấy nếu đủ nỗ lực.

Đầu bếp chuyên nghiệp là ước mơ và khát vọng của hầu hết các đầu bếp tìm việc hoặc mới chập chững bước chân vào nghề. Vậy người đứng bếp chuyên nghiệp khác người nấu ăn bình thường ở chỗ nào? Đầu bếp chuyên nghiệp phải làm những công việc gì? Tố chất họ cần có là gì? Hãy cùng tìm hiểu và vạch ra con đường tương lai cho chính mình bạn nhé!

Khác biệt giữa người nấu ăn thông thường và chef

Người nấu ăn

Người nấu ăn là danh từ chỉ cung toàn thể những ai biết nấu nướng, dù là những người nấu ăn tại gia, ở nhà làm nội trợ… Hiểu rộng hơn thì người nấu ăn là người làm việc bếp núc nhưng họ thường là những người chưa được học qua trường lớp chính quy hoặc đào tạo bài bản về nghề bếp.

Người làm bếp chuyên nghiệp sẽ được đào tạo bài bản về nghề

Người làm bếp chuyên nghiệp sẽ được đào tạo bài bản về nghề. Nguồn ảnh Internet

Đầu bếp chuyên nghiệp

Trái ngược với những người nấu ăn thông thường, đầu bếp chuyên nghiệp là những người được đào tạo bài bản về nghề bếp, họ được trao chứng chỉ đầu bếp hoặc nhận được sự công nhận từ những đầu bếp kỳ cựu, có tiếng tăm trong nghề. Và dĩ nhiên người làm bếp chuyên nghiệp luôn được đánh giá cao hơn những người nấu ăn thông thường.

Công việc cần làm của đầu bếp được gán mác “chuyên nghiệp”

Đầu bếp được gọi là “chuyên nghiệp” khi họ làm việc trong các nhà hàng, khách sạn lớn và có vị trí vững chắc cũng như danh tiếng nhất định trong nghề. Trong các nhà hàng – khách sạn, đầu bếp chuyên nghiệp có thể đảm nhiệm các chức danh cũng như hoàn thành các công việc khác nhau.

Vị trí cao nhất mà một người học nghề bếp chuyên nghiệp có thể làm chính là Bếp trưởng Điều hành. Đây chính là chức vụ cao nhất trong phòng bếp, họ là người “cầm cân nảy mực”, điều khiển mọi hoạt động trong bếp từ nhỏ đến lớn.

Bếp trưởng điều hành là người lập thực đơn, kiểm tra chất lượng nguyên liệu cũng như thành phẩm làm ra. Họ cũng chính là nhân vật đề ra quy định làm việc của các nhân viên cấp dưới và quy chuẩn hoạt động cho căn bếp.

Người được đào tạo chuyên nghiệp có thể làm bếp trưởng điều hành, bếp trưởng, bếp phó...

Người được đào tạo chuyên nghiệp có thể làm bếp trưởng điều hành, bếp trưởng, bếp phó… Nguồn ảnh Internet

Phía dưới Bếp trưởng điều hành còn có các chức vụ nhỏ hơn như bếp trưởng, bếp phó, tổ trưởng, đầu bếp, nhân viên bếp, phụ bếp…

➣ Bếp trưởng là đầu bếp chính, bếp phó là trợ lý trực tiếp cho bếp trưởng.

➣ Tổ trưởng thường là người giám sát công việc của các nhân viên bếp, phụ bếp.

➣ Phụ bếp có nhiệm vụ tương tự nhân viên bếp nhưng họ thường là những người chưa có kinh nghiệm.

Có thể bạn chưa biết: 

Học làm đầu bếp chuyên nghiệp cần những kỹ năng gì?

Để trở thành chef chuyên nghiệp, bạn trau dồi đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Bạn phải bắt đầu từ vị trí thấp và không ngừng phấn đấu để có thể đứng ở nơi cao nhất. Một người đầu bếp sẽ cần đến những kỹ năng dưới đây:

Óc sáng tạo

Khả năng sáng tạo là “chìa khóa” quan trọng để bạn có thể trở thành một đầu bếp thành công. Người làm bếp chuyên nghiệp phải không ngừng sáng tạo các món ăn, thực đơn mới và không bao giờ mệt mỏi hay chán nản vì điều đó.

Họ hiểu rõ rằng một món ăn dù có ngon đến đâu mà không đáp ứng được tiêu chí độc và lạ thì thực khách cũng sẽ sớm chán và lãng quên ngay.

Đầu bếp cần có óc sáng tạo

Đầu bếp cần có óc sáng tạo. Nguồn ảnh Internet

Bạn phải học hỏi và sáng tạo không ngừng, sáng tạo từ cách chọn nguyên liệu và gia vị, cho đến phương pháp chế biến, cách trang trí, trình bày… Mục đích cuối cùng là giúp món ăn của bạn mang đậm dấu ấn cá nhân, khiến người ăn nhớ mãi.

Khả năng ghi nhớ và vận dụng

Ngoài tài nấu nướng và khả năng sáng tạo, người đầu bếp còn cần một trí nhớ tốt để ghi nhớ những kiến thức chuyên môn cần thiết và áp dụng nó vào khâu chuẩn bị và chế biến đồ ăn sao cho món ăn đáp ứng đầy đủ các yếu tố: thơm ngon, độc đáo và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Kỹ năng quản lý tài chính và kỹ năng mềm

Quản lý tài chính là kỹ năng cần thiết của mọi đầu bếp. Họ phải kiểm soát và cân đối được các loại chi phí để giúp nhà hàng, khách sạn nơi họ làm việc tăng doanh thu.

Bên cạnh khả năng quản lý tài chính thì đầu bếp cũng trau dồi kỹ năng mềm cho bản thân. Họ phải biết cách giao tiếp và teamwork với mọi người xung quanh. Chỉ có như thế họ mới dễ nhận được sự ủng hộ của các đồng nghiệp và nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp.

Kỹ năng mềm rất quan trọng với một đầu bếp

Kỹ năng mềm rất quan trọng với một đầu bếp. Nguồn ảnh Internet

Trên đây là một số thông tin cần thiết để các đầu bếp mới vào nghề có thể sớm ngày trở thành chef chuyên nghiệp. Bạn chắc hẳn đã nắm được đặc điểm, nhiệm vụ và kỹ năng của vị trí này. Chúc bạn sớm đạt được mục tiêu của mình nhé!

➣➣ Xem ngay: Giải mã nghề đầu bếp: Vất vả nhưng KHÔNG bao giờ hết thời

Ngọc Nguyễn 

Tags:

Bài viết liên quan

Commis Chef là Gì? Vai Trò của Commis Chef Trong Ngành Bếp

Commis Chef là Gì? Vai Trò của Commis Chef Trong Ngành Bếp

Trong ngành nhà hàng và khách sạn, vị trí "Commis Chef" đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn...

VTOS Là Gì? Tầm Quan Trọng của VTOS trong Ngành

VTOS Là Gì? Tầm Quan Trọng của VTOS trong Ngành

Trong ngành du lịch của Việt Nam, VTOS (Vietnam Tourism Occupational Skills Standards) đóng vai trò vô cùng quan trọng....

Mô tả Công Việc của Bếp Trưởng trong nhà hàng

Mô tả Công Việc của Bếp Trưởng trong nhà hàng

Trong ngành nhà hàng và dịch vụ ẩm thực, vai trò của bếp trưởng là vô cùng quan trọng. Họ...

Bài đọc nhiều

Cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất 2023

Cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất 2023

Để có thể thuận tiện theo dõi cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất, Timviec sẽ trình bày các cách viết hồ…

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Để làm tốt kế toán nhà hàng,  các quy trình kế toán khách sạn là gì? – Quy trình làm…

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Sữa chua bịch là món quà gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Chit cần cắn một góc…

Bài mới nhất

Nghề Đầu Bếp Nhà Hàng Âu – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Và Cách Làm CV Ấn Tượng

Nghề Đầu Bếp Nhà Hàng Âu – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Và Cách…

Nghề đầu bếp nhà hàng Âu đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ yêu thích…

Đầu Bếp Món Nhật Bản: Nghệ Thuật Ẩm Thực và Cơ Hội Việc Làm Tiềm Năng

Đầu Bếp Món Nhật Bản: Nghệ Thuật Ẩm Thực và Cơ Hội Việc Làm Tiềm…

Đầu bếp món Nhật Bản là một trong những nghề thú vị trong lĩnh vực ẩm thực, thu hút nhiều…

Đầu Bếp Michelin: Cơ Hội Việc Làm và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Đầu Bếp Michelin: Cơ Hội Việc Làm và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Trong thế giới ẩm thực, danh hiệu Đầu bếp Michelin là một trong những thành tựu cao quý nhất mà…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.