Giải mã nghề đầu bếp: Vất vả nhưng KHÔNG bao giờ hết thời

20/08/2019 02:45 PM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Đời sống kinh tế xã hội phát triển kéo theo nhu cầu về ẩm thực của người dân ngày càng tăng lên, từ đó cho thấy nghề đầu bếp không chỉ đòi hỏi về số lượng mà còn chú trọng cả về chất lượng.

Mặc dù vô cùng vất vả nhưng nghiệp đầu bếp cũng có những điều thú vị riêng. Ngay sau đây hãy cùng timviecdaubep.com giải mã nghề đầu bếp nhé!

Định nghĩa nghề đầu bếp

Nghề đầu bếp, có thể hiểu một cách đơn giản là những người nấu ăn chuyên nghiệp, chuyên lập kế hoạch chuẩn bị, nấu các món ăn trong một ngày.

Ngoài ra, đối với khu vực bếp của một nhà hàng nhất định, người đầu bếp đôi khi còn kiêm luôn vị trí quản lí của khu bếp đó và chịu trách nhiệm như một trưởng bộ phận thực thụ.

Tùy theo tính chất của từng nhà hàng mà hiện nay đã và đang có nhiều vị trí đầu bếp khác nhau như:

  • Head chef (tổng bếp trưởng)
  • Sous chef (bếp phó)
  • Station chef (bếp trưởng bộ phận)
  • Commis (Phụ bếp)…
Nghề đầu bếp nên được hiểu thế nào

Nghề đầu bếp nên được hiểu thế nào (Nguồn: Internet)

Đầu bếp tiếng anh là gì?

Đầu bếp trong tiếng AnhChef – người trực tiếp chế biến ra những món ăn trong menu hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Chef ngoài việc lên thực đơn thì còn đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý và hướng dẫn người khác.

Nghề đầu bếp có tương lai không? 

Đối với một ứng viên nghề bếp, sau khi đã học xong chuyên ngành về đầu bếp tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề hoặc các khóa đào tạo nghề đầu bếp ngắn hạn trong thời gian từ 3 – 6 tháng. Các ứng viên có thể bắt đầu ứng tuyển vào một nhà hàng bất kì để bắt đầu ước mơ trở thành đầu bếp của bản thân.

Lộ trình thăng tiến của nghề đầu bếp như thế nào

Lộ trình thăng tiến của nghề đầu bếp như thế nào (Nguồn: Internet)

Các vị trí công việc của nghề bếp sẽ lần lượt tăng dần theo trách nhiệm, kinh nghiệm của người làm bếp như: Thực tập ➨ Phụ bếp ➨ Trợ lý ➨ Bếp chính ➨ Bếp phó ➨ Bếp trưởng ➨ Điều hành. Ở mỗi vị trí này, người làm bếp sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau.

Với những ứng viên mới học nghề đầu bếp và chưa biết triển vọng nghề nghiệp của công việc đầu bếp là gì, hãy theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây nhé!

Hiện nay, đầu bếp đang là một trong số những ngành nghề thiếu rất nhiều nhân lực do sự phát triển quá nhanh của các nhà hàng, khách sạn cao cấp. Do đó, sinh viên ngành ẩm thực sau khi ra trường hoàn toàn có thể chọn được công việc phù hợp một cách khá dễ dàng.

Chế độ thu nhập của đầu bếp như thế nào

Chế độ thu nhập của đầu bếp như thế nào (Nguồn: Internet)

Bên cạnh những áp lực riêng thì nghề đầu bếp hiện nay cũng có những chế độ đãi ngộ và thành quả xứng đáng cho nhân viên.

Nếu như bạn là đầu bếp mới vào nghề, thu nhập của bạn có thể dao động từ 4 – 6 triệu/ tháng (chưa kể các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật). Và sau khi đã có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, mức lương đầu bếp có thể tăng lên tối thiểu 8 triệu/ tháng.

Ngoài việc có trình độ chuyên môn, kĩ năng nấu nướng, nếu như bạn có thêm khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt thì khả năng có cơ hội việc làm tại các nhà hàng, khách sạn 5 sao với thu nhập tối thiểu vài nghìn USD là trong tầm tay.

Bên cạnh cơ hội có được khoản thu nhập đáng mơ ước thì làm việc tại các khách sạn, nhà hàng từ bình dân cho tới đẳng cấp 5 sao cũng giúp cho ứng viên có cơ hội được nâng cao tay nghề với nhiều đầu bếp giỏi trên thế giới. Và rất nhiều các đầu bếp hiện nay đã có thể tự xây dựng một nhà hàng của riêng bản thân mình.

➣➣ Xem chi tiết: Nghề đầu bếp có tương lai không? Làm nghề bếp cần nhớ điều gì?

Muốn theo nghề đầu bếp thì nên học trường nào?

Để có thể theo đuổi được nghề đầu bếp chuyên nghiệp, các ứng viên nên tìm cho bản thân những ngôi trường đào tạo chính quy về du lịch, ẩm thực như: cao đẳng du lịch Hà Nội,… để có thể bắt đầu theo học. Hoặc các ứng viên có thể tìm hiểu một số trung tâm đào tạo nghề bếp khác nhau trên thị trường để theo học nghề đầu bếp:

Trường hướng nghiệp Á Âu

Đối với các ứng viên muốn học làm đầu bếp ở tphcm thì trường hướng nghiệp Á Âu luôn là một địa chỉ rất uy tín. Tại đây luôn đào tạo tất cả các lĩnh vực khác nhau của ngành nghề bếp như: bếp Á, bếp Âu, làm bánh, bartender, food stylish (trang trí đồ ăn)…

Nghề bếp nên học trường nào

Nghề bếp nên học trường nào (Nguồn: Internet)

Ngoài những giờ học trên lớp về kĩ năng nấu nướng của một đầu bếp thực thụ. Các học viên còn được học những kĩ năng của một người làm quản lí, điều phối viên ở trong khu vực bếp. Từ đó có thể dễ dàng bắt nhịp được với môi trường và nâng cao tay nghề một cách nhanh chóng.

Trường dạy nghề ẩm thực NetSpace

Các trường đào tạo bếp đều có một thế mạnh riêng

Các trường đào tạo bếp đều có một thế mạnh riêng (Nguồn: Internet)

Được thành lập từ 2010, NetSpace cũng là một địa chỉ rất đáng lưu tâm nếu ứng viên muốn theo đuổi con đường đầu bếp chuyên nghiệp. Hiện nay, NetSpace có cơ sở trường học nấu ăn chuyên nghiệp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…

Tại Net Space, học sinh sẽ được trang bị những kiến thức về ẩm thực rất sâu từ cơ bản tới nâng cao. Bên cạnh đó còn là tiếng Anh chuyên ngành ẩm thực để giúp các ứng viên có cơ hội kiếm được việc làm tại các nhà hàng, khách sạn 5 sao.

Trường trung cấp nghề du lịch Khôi Việt

Các trường đạo tạo đầu bếp đều chỉ sau 3 - 6 tháng là học viên có thể tự kiếm việc làm được

Các trường đạo tạo đầu bếp đều chỉ sau 3 – 6 tháng là học viên có thể tự kiếm việc làm được (Nguồn: Internet)

Đây cũng là một địa chỉ đáng tin cậy để giúp các ứng viên hiểu được nghề đầu bếp là gì và theo đuổi nghề này. Tại trường Khôi Việt, chủ yếu các học viên sẽ được đào tạo các món về Âu, Á, kĩ năng pha chế… Ngoài các lớp thuộc hệ trung cấp, nhà trường vẫn còn tổ chức nhiều lớp theo yêu cầu nhằm đáp ứng được nhu cầu đa dạng của học viên.

Học nghề đầu bếp có khó không và mất bao nhiêu lâu?

Một câu hỏi mà rất nhiều các ứng viên quan tâm tới nghề đầu bếp đó là việc học nghề bếp có khó không và mất bao nhiêu thời gian. Thông thường đối với hệ đào tạo trung cấp, cao đẳng tại các trường có đào tạo chuyên ngành về ẩm thực thường sẽ có thời gian đào tạo khá kéo dài, sẽ từ 1 – 3 năm.

Bên cạnh đó, nếu như các ứng viên tham gia học tạo các trung tâm đào tạo nấu ăn thì thời gian có thể sẽ được rút ngắn thêm chỉ từ 3 – 6 tháng là đã có thể bắt đầu hành nghề được.

Nghề bếp có khó học không

Nghề bếp có khó học không (Nguồn: Internet)

Và trong quãng thời gian từ 3 – 6 tháng tại các trung tâm đào tạo nghề nấu ăn, các đầu bếp tương lai sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về thực phẩm, dinh dưỡng cũng như những kĩ năng nấu nướng, chế biến khác nhau để có thể trở thành đầu bếp thực thụ.

Để trả lời cho câu hỏi học nghề đầu bếp có khó không thì nghề nào cũng có những cái khó, nghề nào cũng có những cái áp lực riêng của nó. Quan trọng là các ứng viên phải biết tự lượng sức mình để có thể lựa chọn được một vị trí phù hợp và làm sao để có thể theo đuổi được nghề đầu bếp lâu dài.

Cần gì để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp?

Đối với các bạn trẻ quyết định theo nghề đầu bếp chuyên nghiệp thì những tiêu chuẩn dưới đây là không thể bỏ qua:

Kiến thức chuyên môn

Đầu bếp hiện nay tuy rất dễ kiếm việc những không phải ai cũng có thể trụ vững lại với nghề. Các ứng viên nghề bếp luôn phải có một chuyên môn rất vững để có thể đối phó lại với những câu hỏi từ khách hàng. Nếu như không, việc bị khách phàn nàn, thậm chí khả năng mất việc làm là rất cao.

Sức khỏe

Với tính chất công việc của đầu bếp luôn phải tiếp xúc với bụi bẩn, dầu mỡ nên việc có sức khỏe tốt là điều rất cần thiết đối với mỗi đầu bếp. Bên cạnh đó, một nguyên tắc bất thành văn của nghề đầu bếp có thể nói tới đó là không chấp nhận đầu bếp có bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm ở trong người.

Nghề nấu ăn là một nghề rất cần tới vệ sinh an toàn thực phẩm nên việc một đầu bếp có bệnh trong người, nhất là bệnh truyền nhiễm thì không được chấp nhận.

Cần gì để trở thành master chef (vua đầu bếp)

Cần gì để trở thành master chef (vua đầu bếp) (Nguồn: Internet)

Kĩ năng giao tiếp ngoại ngữ

Do số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay rất đông nên kéo theo đó là nhu cầu ăn uống, thưởng thức ẩm thực cũng tăng theo. Và một trong những khó khăn của nghề đầu bếp đó là việc các đầu bếp hiện nay vẫn còn quá thiếu ngoại ngữ.

Do đó, việc có thêm một ngoại ngữ nữa là điều bắt buộc để công việc trở nên dễ dàng hơn khi tương tác, học hỏi văn hóa ẩm thực của các quốc gia khác. Vì vậy, nếu đầu bếp không biết ngoại ngữ thì sẽ rất khó có thể có được cho mình sự thăng tiến trong công việc.

►► Tham khảo: Làm đầu bếp cần những gì để trở thành master chef trong nghề?

Điểm danh những đầu bếp nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới

Christine Hà

Đầu bếp nỗi tiếng tại Việt Nam hiện nay

Đầu bếp nỗi tiếng tại Việt Nam hiện nay (Nguồn: Internet)

Christine Hà là một đầu bếp nổi tiếng người Mỹ gốc Việt sống tại LA, California. Cô tốt nghiệp ngành tài chính và quản lý hệ thống thông tin của Đại học Texas  năm 2001 và Cao học về Tiểu thuyết tại Đại học Houston. Cô mắc một căn bệnh khiến thị lực của cô bị yếu đi vào năm 1999 và bị mù hoàn toàn vào năm 2007.

Tuy nhiên Christine Hà hiện đã là vô địch vua đầu bếp Mỹ năm 2012 và đã làm giám khảo cuộc thi vua đầu bếp tại Việt Nam vào năm 2013.

Luke Nguyễn

Luke Nguyễn sinh năm 1978 trong một gia đình có đam mê ẩm thực. Ngay từ năm 6 tuổi Luke Nguyễn đã làm quen với việc nấu nướng nhờ phụ giúp mẹ trong nhà hàng bán món ăn Việt Nam ở khu Cabramatta, Sydney.

Đầu bếp nổi tiếng việt nam

Đầu bếp nổi tiếng việt nam (Nguồn: Internet)

Hiện nay, anh đang làm chủ hệ thống nhà hàng Việt Nam Red Lantern tại Sydney, Úc và đã từng làm giám khảo rất nhiều chương trình truyền hình thực tế về ẩm thực hay tại Việt Nam như Vua đầu bếp trong mùa đầu tiên.

Bên cạnh những đầu bếp nổi tiếng tại Việt Nam, chúng ta không thể không kể đến những cái tên vàng trong làng đầu bếp thế giới như: Gordon Ramsay, Salt Bae…

Viết CV xin việc nghề đầu bếp cần chú ý điều gì?

Để có thể có được một bản CV xin việc đầu bếp là gì thật đẹp và đảm bảo trúng tuyển thì các ứng viên cần phải chú ý tới những điều sau:

Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết

Không chỉ có riêng bản CV xin việc, nghề đầu bếp cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết. Đặc biệt là trong phần kinh nghiệm làm việc của bản thân. Đây chính là phần các nhà tuyển dụng sẽ để ý rất kĩ để có thể quyết định xem có sẵn sàng nhận một ứng viên vào làm hay không.

Ví dụ như với một ứng viên đã có kinh nghiệm quản lí bộ phận bếp của một nhà hàng 5 sao. Thay vì viết phần kinh nghiệm làm việc: Có kinh nghiệm và kĩ năng quản lí bếp, các bạn hãy thử thay đổi lại bằng câu sau: Từng trực tiếp điều hành bộ phận bếp với 15 – 20 nhân sự. Trong giờ cao điểm có thể lên tới 30 nhân sự. Nếu viết trong CV xin việc như thế này thì khả năng bạn có thể được nhận vào làm là rất cao.

Có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

Đây là phần mà bất kỳ một nhà tuyển dụng đầu bếp nào cũng muốn đọc. Tuy nhiên hãy ghi rõ mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, đừng đưa ra một mục tiêu mơ hồ như: mong muốn tìm kiếm môi trường cạnh tranh để rèn luyện bản thân. Hãy nêu rõ ràng mình muốn gì, thậm chí chỉ đơn giản là vào học hỏi để sau này có thể tự mình mở một nhà hàng của riêng bản thân cũng không sao. Nhà tuyển dụng rất thích những người có tham vọng như vậy.

Nghề nghiệp nào trong xã hội cũng có những khó khăn, vất vả của nó. Và với nghề đầu bếp thì còn hơn vậy khi phải làm việc liên tục. Tuy nhiên hãy cố gắng kiên trì với mục tiêu và sự quyết tâm cao độ của bản thâm. Đừng ngại theo đuổi đam mê, rồi một ngày thành công sẽ tới với bạn.

Minh Anh Nguyen

Tags:

Bài viết liên quan

Mô tả Công Việc của Bếp Trưởng trong nhà hàng

Mô tả Công Việc của Bếp Trưởng trong nhà hàng

Trong ngành nhà hàng và dịch vụ ẩm thực, vai trò của bếp trưởng là vô cùng quan trọng. Họ...

Khám phá ngành Chế Biến Thực Phẩm là gì?

Khám phá ngành Chế Biến Thực Phẩm là gì?

Trong thế giới ngày nay, ngành chế biến thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nguyên...

Khám Phá Ngành Công Nghệ Thực Phẩm: Sự Tiến Bộ và Tương Lai Đầy Triển Vọng

Khám Phá Ngành Công Nghệ Thực Phẩm: Sự Tiến Bộ và Tương Lai Đầy Triển Vọng

Ngành công nghệ thực phẩm đang trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng và đầy tiềm năng nhất...

Bài đọc nhiều

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Để làm tốt kế toán nhà hàng,  các quy trình kế toán khách sạn là gì? – Quy trình làm…

Cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất 2023

Cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất 2023

Để có thể thuận tiện theo dõi cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất, Timviec sẽ trình bày các cách viết hồ…

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star là cụm từ đã quá quen thuộc nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó hay chưa? Bài…

Bài mới nhất

Digestif là gì? 3 Loại Hình Digestif Phổ Biến Hiện Nay

Digestif là gì? 3 Loại Hình Digestif Phổ Biến Hiện Nay

Trong thế giới ẩm thực, “digestif” là một thuật ngữ quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về…

Banquet là gì? Đặc điểm và tầm quan trọng của Banquet

Banquet là gì? Đặc điểm và tầm quan trọng của Banquet

Banquet, một khái niệm thường được nghe đến trong ngữ cảnh tổ chức sự kiện và tiệc cưới, thường mang…

Alacarte là gì? Ứng Dụng Alacarte Trong Ngành Dịch Vụ

Alacarte là gì? Ứng Dụng Alacarte Trong Ngành Dịch Vụ

Alacarte là một thuật ngữ phổ biến trong ngành dịch vụ, đặc biệt là trong ngành nhà hàng và khách…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.