CV xin việc đầu bếp: Những điều cần biết để có được công việc như ý

05/07/2019 03:07 PM    |    Tìm việc   >  Tìm việc đầu bếp

CV xin việc đầu bếp là một nhân tố cực kỳ quan trọng đối với những người đam mê nghiệp bếp núc và muốn gắn bó lâu dài.

Kỹ năng và kinh nghiệm là yếu tố quyết định xem bạn có được nhận không nhưng CV cũng đóng một vai trò thiết yếu không kém. Hãy cùng tìm hiểu về những điều cần lưu ý đối với CV xin việc nghề đầu bếp của bạn nhé!

Thị trường tuyển dụng nghề bếp ở Việt Nam

Đầu bếp là ngành có tỉ lệ tuyển dụng cao

Đầu bếp là ngành có tỉ lệ tuyển dụng cao

Đầu bếp vẫn luôn là một nghề hot nhất nhì trên thị trường, đây cũng là ngành có tỉ lệ tuyển dụng cao. Các khách sạn, nhà hàng, quán ăn… vẫn liên tục đăng tin tuyển dụng các vị trí phụ bếp, đầu bếp, bếp trưởng, bếp phó… với mức lương và chế độ đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn.

Mỗi ngày, các trang web tuyển dụng đều thay mặt các nhà tuyển dụng đăng hàng trăm, hàng nghìn tin tuyển dụng đầu bếp. Các ứng viên gửi hồ sơ ứng tuyển cũng nhiều không đếm xuể. Có như thế mới biết rằng cả cung và cầu của nghề đầu bếp đều rất cao và sẽ ngày càng tăng cao trong tương lai.

Hồ sơ xin việc đầu bếp gồm có những gì?

Muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn cần có một bộ hồ sơ chỉn chu

Muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn cần có một bộ hồ sơ chỉn chu

Muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì thứ đầu tiên bạn cần chính là một bộ hồ sơ chỉn chu. Và một bộ hồ sơ xin việc đầu bếp chuẩn thì phải được trang bị đầy đủ những thứ sau:

  • Thư xin việc:

Đừng coi thường giá trị của thư xin việc bạn nhé, nó đóng vai trò khá quan trọng trong bộ hồ sơ đó! Thư xin việc chính là đầu mối để nhà tuyển dụng biết được bạn ứng tuyển vào vị trí nào, lý do bạn muốn làm việc tại vị trí đó.

Bạn có thể lựa chọn viết tay hoặc đánh máy thư xin việc, bạn cũng có thể chọn viết bằng Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh tùy vào yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất bạn cần nhớ đó là nội dung của thư phải ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đủ ý và đề đạt được nguyện vọng mà bạn muốn gửi đến nhà tuyển dụng

  • Bản CV:

CV chính là phần “cốt tủy”, là thứ làm nên giá trị của bộ hồ sơ xin việc đồng thời chính là giúp ứng viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Phần nội dung bên trong và bề ngoài của CV đều cần được chú trọng.

Với phần nội dung, bạn hãy nhớ nhấn mạnh ưu điểm của bản thân (và chúng phải phù hợp với vị trí mà bạn muốn ứng tuyển) và cả kinh nghiệm làm việc nữa. Về phần hình thức bên ngoài, Cv nên được in màu, trình bày đẹp và sáng sủa và làm nổi bật những mục quan trọng.

  • Sơ yếu lý lịch công chứng:

Mẫu sơ yếu lý lịch bạn có thể tìm mua tại các nhà sách hoặc đại lý văn phòng phẩm. Bạn cần điền đầy đủ thông tin và đem đi công chứng rồi mới gửi cho nhà tuyển dụng.

  • Giấy khám sức khỏe:

Giấy khám sức khỏe đúng tiêu chuẩn thường là khổ giấy A3, có dán ảnh đầy đủ. Bạn hãy đến bệnh viện cấp quận/ huyện/ thành phố để khám và xin giấy xác nhận.

Đừng quên là mỗi giấy khám sức khỏe chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng, vậy nên nếu bạn đã có giấy nhưng lại hết hạn thì phải thay thế bằng bản mới nhé!

  • Bằng cấp:

Hãy để tấm bằng thể hiện trình độ văn hóa cao nhất của bạn vào trong bộ hồ sơ xin việc. Tùy thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân mà đó có thể là bằng Đại học, Trung cấp, Cao đẳng… Và đừng quên sử dụng bản photo có công chứng chứng không phải bản gốc nhé!

  • Chứng chỉ:

Ngoài tấm bằng chính thì bạn nên gửi cho nhà tuyển dụng cả những chứng chỉ mình có, ví dụ những chứng chỉ liên quan đến nghề như chứng chỉ bếp trưởng, đầu bếp quốc tế… Ngoài ra, những chứng chỉ ngoài ngành như tin học, Tiếng Anh, Tiếng Trung… cũng được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao.

  • CMND/Thẻ căn cước:

Bản sao CMND (thẻ căn cước) công chứng, hộ khẩu photo công chứng và ảnh 3×4 hoặc 4×6 (không bắt buộc).

Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc đầu bếp

Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc đầu bếp

Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc đầu bếp

  • Đầy đủ thông tin cần thiết

Hãy đề cập với nhà tuyển dụng những việc bạn đã làm được một cách chi tiết nhất có thể, ví dụ hãy nói “Từng trực tiếp quản lý team bếp gồm 15 thành viên” chứ đừng nói kiểu chung chung rằng “Có kinh nghiệm quản lý bếp”. Thông tin quá sơ sài sẽ khiến bạn chẳng gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

  • Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

Mục tiêu nghề nghiệp là phần mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn đọc. Vì vậy đừng liệt kê những mục tiêu kiểu mập mờ kiểu “Tìm kiếm môi trường cạnh tranh để rèn luyện bản thân”.

Hãy đưa một mục tiêu rõ ràng, rành mạch và có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng như “Mong muốn một công việc đầu bếp cho phép tôi vận dụng hết toàn bộ kiến thức, kỹ năng và khả năng sáng tạo của bản thân”.

Hướng dẫn cách viết CV xin việc đầu bếp

Hướng dẫn cách viết CV xin việc đầu bếp

Hướng dẫn cách viết CV xin việc đầu bếp

Mẫu CV xin việc đầu bếp chuẩn thì phải có đầy đủ các mục như sau:

  • Thông tin liên lạc

Luôn trong tình trạng đúng nhất và mới nhất, bạn nén sử dụng tên thật của mình để nhà tuyển dụng biết bạn là ai, tiếp theo sẽ là địa chỉ rõ ràng, số điiện thoại luôn liên lạc được để nhà tuyển dụng sẽ gọi cho bạn để báo kết quả, cuối cùng là một gmail thật nghiêm túc với tên của chính bạn hơn là các gmail mang tính chất teen… sẽ gây mất thiện cảm ngay.

  • Mục tiêu

Dù ứng tuyển công việc nào thì bạn cũng nên cho nhà tuyển dụng thấy rõ các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của mình bởi chỉ có bằng cách ấy bạn mới thể hiện được mong muốn gắn bó lâu dài với nghề. Hãy trình bày các mục tiêu nghề nghiệp của bản thân để nhà tuyển dụng thấy được bạn chính là một ứng cử viên mà họ đang tìm kiếm bấy lâu.

  • Kinh nghiệm

Kinh nghiệm làm việc của bạn càng phong phú thì càng dễ thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên hãy nhớ tập trung vào các công việc liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển trước nhé rồi sau đó hãy liệt kê những loại công việc khác.

Ví dụ như bạn muốn ứng tuyển vị trí bếp trưởng của một khách sạn thì bạn ưu tiên liệt kê trong phần kinh nghiệm rằng mình từng làm phụ bếp, bếp phó của một vài nhà hàng chẳng hạn.

  • Kỹ năng

Mục này cực kỳ quan trọng, trước tiên hãy liệt kê những kỹ năng và hiểu biết về chuyên môn của bản thân như kỹ năng sử dụng dao, sơ chế thức ăn, trang trí đĩa… Sau đó thì hãy nói đến các kỹ năng ngoài lề như khả năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, quản lý tài chính, lên kế hoạch…

Bạn hãy viết những kỹ năng chuyên môn gì mà bạn học được như kiến thức ẩm thực của các nước hay khu vực mà bạn biết, các ý tưởng nấu ăn… sau đó mới xếp đến các kĩ năng như giải quyết vấn đề, kĩ năng quản lí thời gian, làm team work…

  • Học vấn – Bằng cấp

Hãy cho nhà tuyển dụng biết trường bạn từng học và ngành đào tạo của bạn để họ nắm được thế mạnh của bạn.

Hãy liệt kê tất cả mọi loại bằng cấp mà bạn có: Đại học (cử nhân), Thạc sĩ… Nếu bạn từng được học bổng của trường thì đừng quên ghi vào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng,

  • Hoạt động xã hội

Mục hoạt động xã hội này chính là cơ hội để bạn thể hiện sự năng nổ, nhiệt tình của bản thân với nhà tuyển dụng. Hãy liệt kê tất cả những hoạt động ngoại khóa hoặc cộng đồng mà bạn đã từng tham gia ở trường, ở khu phố bạn ở hay ở những nơi làm việc cũ nhé.

Trên đây là những điều bạn cần lưu ý về bộ hồ sơ cũng như CV xin việc đầu bếp của mình. Hãy áp dụng thật tốt những lời khuyên ấy nhé, chúc bạn sớm tìm được cho mình một việc làm đầu bếp như ý!

➣➣ Tham khảo thêm: Tìm việc đầu bếp ở đâu, lương của đầu bếp mới vào nghề là bao nhiêu?

Tags:

Bài viết liên quan

Những việc làm tại Hà Nội được tìm kiếm nhiều nhất

Những việc làm tại Hà Nội được tìm kiếm nhiều nhất

Việc làm Nhân viên kinh doanh tại Hà Nội Nhân viên kinh doanh là một vị trí cần có sự hiểu...

Bistro là gì và tại sao nó lại trở thành một phần của văn hóa ẩm thực?

Bistro là gì và tại sao nó lại trở thành một phần của văn hóa ẩm thực?

Bistro là gì và tại sao nó lại trở thành một phần của văn hóa ẩm thực của chúng ta?...

Quy trình tuyển dụng nhân viên phục vụ trong nhà hàng khách sạn

Quy trình tuyển dụng nhân viên phục vụ trong nhà hàng khách sạn

Để đảm bảo tuyển được nhân viên có trình đọ chuyên môn cao và phù hợp với vị trí công...

Bài đọc nhiều

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Sữa chua bịch là món quà gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Chit cần cắn một góc…

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star là cụm từ đã quá quen thuộc nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó hay chưa? Bài…

Cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất 2023

Cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất 2023

Để có thể thuận tiện theo dõi cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất, Timviec sẽ trình bày các cách viết hồ…

Bài mới nhất

Nghề Đầu Bếp Nhà Hàng Âu – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Và Cách Làm CV Ấn Tượng

Nghề Đầu Bếp Nhà Hàng Âu – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Và Cách…

Nghề đầu bếp nhà hàng Âu đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ yêu thích…

Đầu Bếp Món Nhật Bản: Nghệ Thuật Ẩm Thực và Cơ Hội Việc Làm Tiềm Năng

Đầu Bếp Món Nhật Bản: Nghệ Thuật Ẩm Thực và Cơ Hội Việc Làm Tiềm…

Đầu bếp món Nhật Bản là một trong những nghề thú vị trong lĩnh vực ẩm thực, thu hút nhiều…

Đầu Bếp Michelin: Cơ Hội Việc Làm và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Đầu Bếp Michelin: Cơ Hội Việc Làm và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Trong thế giới ẩm thực, danh hiệu Đầu bếp Michelin là một trong những thành tựu cao quý nhất mà…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.