Đầu bếp tìm việc cần lưu ý chuẩn bị hồ sơ như nào?

05/07/2019 11:23 AM    |    Tìm việc   >  Tìm việc đầu bếp

Đầu bếp tìm việc sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kĩ năng, giờ đây đã đủ tự tin để có một bản sơ yếu lý lịch ấn tượng hay chưa?

Để kiếm tìm một công việc làm bếp thực sự đủ để bạn gắn bó dài lâu ở các nhà hàng, khách sạn, bạn nên chuẩn bị một bức thư xin việc ấn tượng, một bản sơ yếu lý lịch hoàn hảo và học cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn.

Bản sơ yếu lý lịch và thư xin việc

Bản sơ yếu lý lịch

Đầu bếp tìm việc khi có ý định nộp hồ sơ xin việc nên xác định rằng việc cạnh tranh giữa các ứng viên là vô cùng gắt gao và khó khăn. Để hồ sơ của bạn được nhà tuyển dụng chú ý hơn các ứng viên khác thì bạn cần phải đầu tư công sức chăm chút cho phần nội dung và cả hình thức của bản lý lịch.

Sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch

Để bản lý lịch được thực sự chỉnh chu, đầu bếp tìm việc nên lưu ý tránh 5 lỗi cơ bản sau:

Rối mắt: Trong một bản sơ yếu, bạn không nên để quá nhiều font chữ khác nhau. Điều này sẽ dễ khiến nhà tuyển dụng mất cảm tình và loại hồ sơ của bạn sớm. Vì vậy, trước khi gửi hồ sơ, bạn nên tham khảo qua vài người nhận xét về hình thức trình bày cho chắc chắn. Nếu rối mắt quá, bạn hãy sửa lại cho hợp lý.

Độ dài của hồ sơ không được quá dài hoặc quá ngắn: Không có bất cứ một quy định cụ thể nào về độ dài, ngắn của bản sơ yếu lý lịch. Bởi mỗi cá nhân đều có những định hướng mục tiêu và mong muốn riêng cho mình. Tất nhiên, bạn cũng không nên viết một bản sơ yếu quá dài tới tận 5 trang mà chỉ nên giới hạn, gói gọn trong tầm 2 trang là hợp lý nhất. Nếu kinh nghiệm và thông tin của bạn không có nhiều thì viết thật chăm chút thông tin bản thân trong 1 trang một cách rõ ràng, đầy đủ nhất.

Lỗi chính tả: Rất nhiều người bất cẩn không rà soát lỗi chính tả trong hồ sơ lý lịch trước khi gửi cho nhà tuyển dụng. Điều này dễ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy mất thiện cảm và đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất. Để tránh lỗi cơ bản này, bạn hãy cẩn thận kiểm tra hồ sơ kĩ càng 2 -3 lần sẽ an toàn hơn.

Thông tin liên lạc thiếu xác thực: Bạn hãy đảm bảo chắc chắn rằng thông tin về địa chỉ và số điện thoại liên lạc trong hồ sơ là hoàn toàn chính xác nhé. Bởi lẽ, nhỡ đâu khi bạn được nhà tuyển dụng lựa chọn nhưng họ lại không thể thông báo được cho bạn bằng bất cứ hình thức nào vì thông tin mà bạn cung cấp không xác thực. Bên cạnh đó, sự chính xác thông tin của bạn cũng chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn luôn cẩn thận tới từng chi tiết nhỏ trong hồ sơ lý lịch.

Hồ sơ không thích hợp với tất cả các nhà tuyển dụng:  Nếu bạn chỉ chuẩn bị 1 bản hồ sơ xin việc cho tất cả những nơi mà bạn muốn ứng tuyển, thì khả năng bị từ chối là vô cùng cao. Bởi mỗi nhà tuyển dụng đều có những mong muốn và tìm kiếm những ứng viên phù hợp với vị trí mà họ đang yêu cầu. Họ thực sự cần một bản hồ sơ lý lịch dành riêng cho họ. Hãy chú ý tới yêu cầu của nhà tuyển dụng xem bạn đã đáp ứng kỳ vọng của họ hay chưa. Bạn nên thể hiện rõ lý do họ nên chọn bạn và bạn phù hợp với công việc đó ra sao nhé.

Thư xin việc

Thư xin việc là một phần không thể thiếu trong quá trình bạn xin việc ở bất cứ đâu. Bên cạnh bản sơ yếu lý lịch, bạn cần chuẩn bị cho mình một bức thư xin việc ngắn gọn và đề cập thẳng tới vấn đề mà bạn mong muốn. Trong bức thư này bạn nên ghi rõ đầy đủ những thông tin quan trọng và trình bày trong một trang, chắc chắn phải có cả địa chỉ của bạn nữa đấy

Thư xin việc

Thư xin việc

Khi bạn xác định muốn ứng tuyển vào khách sạn/công ty/nhà hàng nào đó thì hãy truy cập vào website của bên họ để tìm hiểu trước rồi sau đó hẵng soạn một bức thư xin việc phù hợp. Hãy nhấn mạnh vào các kinh nghiệm và kĩ năng của bản thân bạn mà bạn cho là phù hợp với yêu cầu công việc, mong muốn mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Các bạn đầu bếp tìm việc cũng đừng ngần ngại đưa ra các ưu điểm, thế mạnh mà mình có được qua trải nghiệm thực tế mà bản thân đã tích lũy được nhé. Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt của chính bạn với các ứng viên khác. Với các vị trí cao hơn như quản lý, bạn cũng cần biết cả kĩ năng văn phòng, làm việc theo nhóm, kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển, trình độ học vấn …

Hãy nên chau chuốt từ ngữ làm bật lên thế mạnh của bạn. Chẳng hạn như, bạn viết:”Tôi đã tích lũy được cho mình về kỹ năng lãnh đạo, quản lý tại một nhà hàng của khách sạn 5 sao sau 2 năm làm việc”. Câu nói vừa thể hiện được thế mạnh của bạn mà vừa cho thấy sự chỉn chu trong câu chữ hơn nhiều so với việc bạn viết:” Tôi từng có kinh nghiệm quản lý khu bếp”. Chỉ một câu nói cũng đủ để nhà tuyển dụng trình độ của bạn ở mức nào rồi.

Bên cạnh những điều mà bạn cần lưu ý để tránh mắc lỗi, vậy những điều mà bạn nên ghi nhớ, cần làm thì sao?

Đưa ra chi tiết, cách mà bạn hoàn thành công việc: Trong hồ sơ xin việc, đầu bếp tìm việc không nên chỉ liệt kê ra trách nhiệm công việc mà bản thân đã làm ở công việc trước mà hãy chỉ rõ chi tiết bạn đã thực hiện công việc đó ra sao.

Cách bạn hoàn thành công việc

Cách bạn hoàn thành công việc

Đặt ra mục tiêu rõ rệt cho công việc tương lai: Phần lớn các nhà tuyển dụng thường sẽ để ý kĩ phần mục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn hướng tới sau này trong bản hồ sơ xin việc của bạn. Nhưng, nếu mục tiêu của bạn quá chung chung, không rõ ràng thì chắc chắn họ sẽ bỏ qua kiểu dạng như:” Tìm kiếm một công việc cho bản thân nhiều kinh nghiệm phát triển nhưng có đầy sự thử thách, trải nghiệm”. Đây thực sự là một câu nói sai lầm, hãy chỉ cho nhà tuyển dụng những mục tiêu rõ ràng, chi tiết hơn và quan trọng là mục tiêu đó phù hợp với những gì họ đang cần.

Mục tiêu cho tương lai

Mục tiêu cho tương lai

Dùng động từ chỉ hành động, cách thức làm việc: Những đầu bếp tìm việc hãy lưu ý đưa ra những từ chỉ hành động cụ thể, nhất quán nhất chứ không nên đưa những cụm từ kiểu dạng như “chịu trách nhiệm về” ….

Thông tin rõ ràng, rành mạch: Các nhà tuyển dụng luôn mong muốn biết rõ về bạn, về những gì bạn đạt được và đã làm được. Cùng một câu nói để mô tả kinh nghiệm nhưng cách viết chi tiết thường được đánh giá cao hơn và một câu mô tả cụt lủn. Chẳng hạn như, việc bạn đề cập tới kinh nghiệm:” Tôi đã tìm kiếm, phỏng vấn, đào tạo hơn 30 nhân viên trong một nhà hàng với doanh số bán thu về thường niên là 1 tỷ đồng” sẽ chi tiết hơn việc bạn chỉ nói:” Tôi đã từng chịu trách nhiệm giám sát nhân viên trong nhà hàng của một khách sạn”.

Thông tin rõ ràng

Thông tin rõ ràng

Tuy nhiên, có nhiều nhà tuyển dụng chỉ chú ý tới việc các đầu bếp tìm việc đã hoàn thành công việc được giao ở mức nào thay vì bạn phải làm thế nào. Nên hãy chú ý, chăm chút tới mọi câu chữ trong hồ sơ xin việc để bạn có được một bản sơ yếu lý lịch hoàn hảo nhất nhé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa thêm ra những chứng chỉ hành nghề, các nghiệp vụ đào tạo hay chứng nhận hoàn thành các khóa học, giải thưởng, bằng khen trong quá trình học và làm việc, bạn cũng có thể đưa vào.

Với những thông tin trên đây, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển nhân viên hành chính văn phòng với mức lương phù hợp

Bài viết liên quan

Những việc làm tại Hà Nội được tìm kiếm nhiều nhất

Những việc làm tại Hà Nội được tìm kiếm nhiều nhất

Việc làm Nhân viên kinh doanh tại Hà Nội Nhân viên kinh doanh là một vị trí cần có sự hiểu...

Bistro là gì và tại sao nó lại trở thành một phần của văn hóa ẩm thực?

Bistro là gì và tại sao nó lại trở thành một phần của văn hóa ẩm thực?

Bistro là gì và tại sao nó lại trở thành một phần của văn hóa ẩm thực của chúng ta?...

Quy trình tuyển dụng nhân viên phục vụ trong nhà hàng khách sạn

Quy trình tuyển dụng nhân viên phục vụ trong nhà hàng khách sạn

Để đảm bảo tuyển được nhân viên có trình đọ chuyên môn cao và phù hợp với vị trí công...

Bài đọc nhiều

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Sữa chua bịch là món quà gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Chit cần cắn một góc…

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Để làm tốt kế toán nhà hàng,  các quy trình kế toán khách sạn là gì? – Quy trình làm…

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star là cụm từ đã quá quen thuộc nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó hay chưa? Bài…

Bài mới nhất

Casual Dining là Gì? Đặc điểm khác biệt so với Fine dining

Casual Dining là Gì? Đặc điểm khác biệt so với Fine dining

Casual dining là một thuật ngữ phổ biến trong ngành ẩm thực, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về…

Continental Breakfast là gì? Lợi ích của Continental Breakfast

Continental Breakfast là gì? Lợi ích của Continental Breakfast

Continental breakfast là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành khách sạn và du lịch, nhưng không phải ai cũng…

Tiền Tip là Gì? Cách Sử Dụng Tiền Tip Trong Đời Sống Hằng Ngày

Tiền Tip là Gì? Cách Sử Dụng Tiền Tip Trong Đời Sống Hằng Ngày

Bạn đã bao giờ tự hỏi về ý nghĩa của tiền tip và cách sử dụng nó trong đời sống…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.