Ngành đầu bếp: Thuận lợi và khó khăn của nghề bếp
Ngành đầu bếp hiện đang là một nghề cực hot. Nghề bếp mang lại cho người ta nhiều cơ hội hấp dẫn nhưng đằng sau đó cũng có lắm nỗi gian truân khó nói nên lời. Hãy cùng tìm hiểu xem ngành đầu bếp có những thuận lợi và khó khăn gì trước khi tìm việc đầu bếp nhé.
- Ai đang tìm việc phụ bếp nên biết công việc của phụ bếp phải làm những gì?
- Giải pháp giúp nhà hàng tìm đầu bếp giỏi thật nhanh và hiệu quả
Lợi ích dành cho người học ngành đầu bếp
Ngành đầu bếp luôn thu hút nhiều người trẻ bởi những lợi ích, những cơ hội đầy thu hút mà nó mang lại.
Thu nhập đáng mơ ước
Nghề đầu bếp, nhiều người tưởng chừng như là một công việc đơn giản nhưng kỳ thực lại không phải như vậy. Áp lực đến từ ngành nghề này khá lớn mà không phải ai cũng có thể vượt qua. Nghề này đòi hỏi bạn phải có khả năng làm việc với một cường độ cao, tinh thần học hỏi và khả năng chịu áp lực tốt. Chính vì đòi hỏi cao cũng như tính chất công việc không đơn giản, mức thu nhập mang lại của nghề nghiệp này khá cao.
Là một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn có thể công tác tại các nhà hàng cao cấp với mức thu nhập lên đến hàng nghìn đô. Một mức thù lao khá lớn tương xứng với công sức và áp lực mà công việc này mang lại.
Đọc thêm: Cách tạo mẫu CV chuyen nghiep được các nhà tuyển dụng đánh giá cao
Kiến thức văn hóa ẩm thực “khủng”
Để hoàn thành tươm tất một bữa ăn làm hài lòng thực khách, đầu bếp chuyên nghiệp phải là người có vốn kiến thức rộng, sự am hiểu sâu sắc về văn hóa ẩm thực, khẩu vị ăn uống của một số quốc gia, khu vực trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, một vị đầu bếp chuyên nghiệp còn sở hữu khả năng quan sát nhạy bén và sự tinh tế đến từ cách bày trí món ăn.
Chính vì am hiểu kiến thức văn hóa ẩm thực của các nước, vị đầu bếp chuyên nghiệp sẽ có những công thức chế biến món ăn mang gia vị, hương sắc của từng vùng miền, từng quốc gia. Đó là lý do vì sao đôi khi du lịch đến các quốc gia khác, khi được nếm thử món ăn Việt tại một số nhà hàng nổi tiếng, bạn lại bỗng nhiên đau đáu nhớ về quê nhà bởi hương vị đậm đà giống hệt bữa cơm nhà nấu.
Khả năng am hiểu thực khách
Đây là một trong những kỹ năng đặc biệt của một đầu bếp chuyên nghiệp. Sự tinh tế không chỉ đến từ cách thức phục vụ mà còn đến từ sự am hiểu thực khách của đầu bếp.
Hãy lấy một ví dụ cụ thể, nếu bạn là một đầu bếp chuyên nấu các món Á, hẳn bạn sẽ biết rằng trong bữa ăn của người Philippines không thể thiếu cơm trắng. Cơm trắng là thành phần quan trọng cho mỗi bữa ăn dù là ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối của người dân đất nước này.
Do đó nếu thực khách đến nhà hàng của bạn, một đầu bếp chuyên nghiệp nếu không nhận được thông tin về quốc tịch của khách hàng, họ sẽ tìm cách để trực tiếp hoặc gián tiếp biết được phong cách hay thói quen ăn uống của vị thực khách mới đến.
Kỹ năng chế biến đỉnh cao
Một đầu bếp chuyên nghiệp có thể chọn lĩnh vực món ăn mà họ am hiểu và có kinh nghiệm nhất để nâng cao kỹ thuật cũng như kỹ năng chế biến món ăn. Có một số phân loại lĩnh vực món ăn mà bạn nên lưu ý đó là đầu bếp chuyên món Á, chuyên món Âu, đầu bếp món Việt, đầu bếp kết hợp giữa món Á và Âu… Đầu bếp chuyên nghiệp có thể chọn một trong số các lĩnh vực này để theo đuổi và nâng cao tay nghề.
Văn hóa ẩm thực châu Á và châu Âu tưởng chừng như khó có thể hòa nhập với những nét riêng đặc trưng tưởng chừng như không thể hòa hợp nhưng tất cả sẽ chỉ là “chuyện nhỏ” với các đầu bếp chuyên nghiệp bởi họ có thể dùng kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để tạo ra những món ăn hài hòa, đúng vị, vừa mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật lại vẫn có nét truyền thống của từng vùng miền, quốc gia.
Cơ hội thăng tiến lớn
Khởi điểm của nghề này bao giờ cũng bắt đầu từ nghề phụ bếp, sau đó khi tay nghề đã thực sự vững vàng mới được cất nhắc lên vị trí bếp trưởng. Tuy nhiên nếu bạn có quyết tâm, nỗ lực và sự trau dồi chuyên tâm cho công việc, vị trí bếp trưởng với bạn có lẽ không phải là chuyện khó.
Ngoài ra, nếu đã có bằng cấp, kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, bạn rất dễ có cơ hội tham gia các khóa học, các chương trình giảng dạy, đào tạo, nâng cao kiến thức ngành nghề tại các quốc gia khác. Qua đó, cơ hội nghề nghiệp cũng được mở rộng. Đây chính là dịp để bạn phát huy khả năng của chính mình.
Tóm lại, việc làm đầu bếp không đơn giản nhưng lợi ích nó mang đến lại vô cùng ấn tượng. Dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai, đây sẽ luôn là một nghề thu hút đông đảo sự quan tâm của các bạn trẻ, nhất là thế hệ các bạn trẻ năng động, yêu thích tìm hiểu văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới.
Những khó khăn mà người làm bếp phải vượt qua
Ngành đầu bếp chưa bao giờ hết hot bởi nó mang đến cho người ta vô vàn những điều tuyệt vời như: cơ hội nghề nghiệp rộng mở, được làm việc trong những nhà hàng – khách sạn cao cấp, được thưởng thức nhiều món ăn ngon. Chính những điểm thuận lợi ấy đã khiến nhiều người trẻ quyết tâm theo nghề bếp. Tuy nhiên, nghề đầu bếp không phải lúc nào cũng toàn những mảng màu hồng tươi sáng, những khó khăn của nghề bếp là điều mà ứng viên cần phải làm quen.
Nhàm chán vì phải học những điều lặp đi lặp lại
Muốn có một ngôi nhà bền đẹp, bạn phải bắt tay vào xây móng trước tiên. Công việc đầu bếp cũng tương tự như vậy, trước khi trở thành một bậc thầy bạn sẽ phải luyện đi luyện lại những kỹ năng cơ bản như cách cầm dao, luộc trứng, bóc tỏi… Đem so sánh những công việc ấy với khi bạn được thỏa sức sáng tạo món ăn mới trên chiếc chảo thì quả thực… chán chết phải không nào?
Đó là chưa kể không phải cứ yêu thích công việc đầu bếp là bạn sẽ được bổ nhiệm ngay vào vị trí đó nhé! Nhiều người kém may mắn còn chẳng được xếp cho chân phụ bếp mà phải làm công việc rửa bát hay lau chùi vệ sinh bếp. Nếu rơi vào trường hợp ấy bạn sẽ cảm thấy thế nào? Khó chịu vì không được làm công việc mình muốn và bỏ việc như một kết quả tất yếu?
Nhiều người đã không chịu được sự nhàm chán, đơn điệu và cả sự tróe nghoe ở thời kỳ đầu mới “chân ướt chân ráo” ấy nên đã từ bỏ, đã lãng phí giấc mơ làm đầu bếp của mình. Hãy nhớ chỉ có kiên trì thì mới thành công được bởi vì “khổ tận cam lai” mà phải không?
Thiếu ngủ là chuyện như “cơm bữa”
Nghề bếp mang đến cho bạn thu nhập cao nhưng trước khi gắn bó với nó thì bạn cũng cần nhớ rằng đầu bếp không phải là công việc dành cho những người thích “ngồi mát ăn bát vàng”. Làm bếp đồng nghĩa với thức khuya dậy sớm, đồng nghĩa với mệt mỏi và thiếu ngủ liên miên, đồng nghĩa với phải chuẩn bị tất cả mọi thứ từ A đến Z. 5h sáng bạn đã thức dậy để bắt đầu công việc nhưng nhiều khi bạn phải tất bật đến 11h đêm cũng chưa làm hết việc.
Những người trẻ và mới bước chân vào nghề sẽ thường xuyên đối mặt với những cơn mệt mỏi, tình trạng thiếu ngủ. Công việc của người đầu bếp quá nhiều và bạn gần như sẽ chẳng còn thời gian mà vui chơi, tụ tập với bạn bè hay dành thời gian cho gia đình. Nếu người thân, bạn bè thông cảm và hiểu tính chất công việc của bạn thì không sao nhưng ngược lại bạn sẽ đối mặt với nguy cơ mất hết các mối quan hệ. Liệu bạn có dám đánh đổi???
Cập nhật nhanh: Viec lam bep TPHCM hấp dẫn, được bổ sung mới hàng giờ, hàng ngày
Cảm xúc thay đổi nhanh như “điện xẹt”
Làm đầu bếp rồi đôi khi bạn sẽ cảm thấy cảm xúc của mình thay đổi thất thường đến khó hiểu. Bạn có thể vừa vui mừng vì sáng tạo được một món mới và nhận được phản hồi tốt từ khách hàng nhưng cũng lại có thể buồn ngay nếu giám sát hoặc cấp trên phê bình bạn vì một lý do nào đó. Nghề bếp khiến bạn buồn vui lẫn lộn vậy đó nhưng nếu đã quyết chí theo nghề thì hãy cứ vững tâm bạn nhé vì muốn nhìn thấy cầu vồng thì bạn phải chịu đựng cơn mưa mà, đúng không nào?
Bị trách mắng liên tục là điều quá bình thường
Như đã nói ở trên, nghề bếp không dành cho những người lười biếng, thích “ngồi mát ăn bát vàng” hay những người tâm lý mỏng manh, yếu đuối bởi đó là một môi trường cực kỳ áp lực. Muốn trở thành đầu bếp, bạn phải chăm chỉ và nỗ lực hết mình đồng thời phải rèn luyện sự chịu đựng của bản thân.
- Đầu bếp tìm việc tại TPHCM cần nắm được ‘bí kíp’ gì để thành công?
- Kinh nghiệm tìm việc làm bếp tại TPHCM từ A đến Z
Không khí thì nóng nực, đơn của khách cứ đến tới tấp, cấp trên thì cứ liên tục giục giã…, tất cả những điều áp lực ấy sẽ khiến bạn rất dễ mắc lỗi. Và đã mắc sai lầm thì bạn phải chấp nhận những lời mắng mỏ đôi khi hết sức khó nghe từ bếp trưởng. Và chuyện đó cũng sẽ diễn ra thường xuyên cho nên hãy chăm chỉ trau dồi kỹ năng của bản thân để không mắc sai lầm nữa và cũng nhớ giữ vững tâm lý khi bị trách mắng. Không làm được 2 điều đó thì chắc hẳn bạn chẳng thể gắn bó với nghề bếp được đâu.
Bài viết liên quan