Đầu bếp tìm việc: Những điều cần lưu ý để có được công việc như ý

22/06/2019 12:16 PM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Để tìm việc làm đầu bếp tại nơi làm việc tốt nhất thì các bạn phải lưu ý những điều gì? Hãy tìm câu trả lời cho mình trong bài viết dưới đây nhé!

Kỹ năng thực hành tốt

Những người học nghề Bếp cần nhất là kỹ năng thực hành, ngay cả sinh viên các trường khác nếu chỉ chăm chăm học lý thuyết mà thiếu kỹ năng thực tế cũng có khả năng thất nghiệp rất cao. Chỉ chú trọng kiến thức trong sách vở thì chúng ta sẽ chẳng khác nào những con “mọt sách” và “mọt sách” sẽ chẳng thể tồn tại trong nghề bếp.

Ảnh Mô Phỏng.

Ảnh Mô Phỏng.

Các nhà tuyển dụng ngành nhà hàng, khách sạn luôn yêu cầu đầu bếp của họ phải có khả năng làm việc thực tế, có thể sáng tạo để tạo ra những món ăn ngon độc đáo khiến thực khách hài lòng. Và chắc chắn những học viên có kỹ năng thực hành tốt sẽ được ưu tiên lựa chọn hơn những người thiếu đi kinh nghiệm thực tiễn.

Kiến thức nền vững chắc

Chỉ chăm chăm học lý thuyết mà không có kỹ năng thực tiễn thì bạn chẳng thể tồn tại trong ngành bếp nhưng ngược lại nếu bạn cứ lao đầu vào thực hành mà chẳng có chút kiến thức nền tảng thì cũng không ổn chút nào! Mặc dù các chương trình dạy nghề đầu bếp chỉ có khoảng 25% lý thuyết còn lại 75% là thực hành nhưng những kiến thức ấy cũng đóng vai trò quan trọng không kém kỹ năng thực hành.

Trước khi trổ tài sáng tạo bất cứ món nào thì người đầu bếp cần có đầy đủ kiến thức tổng quan về món ăn ấy, từ nền tảng mới có thể phát triển sâu rộng hơn. Dù bạn có thiên phú và óc sáng tạo đến đâu thì bạn vẫn bắt đầu từ những điều cơ bản nhất. Con đường thành công phải đi từng bước thì mới có thể lâu dài!

Vì vậy, hãy cố gắng ghi nhớ những điều giảng viên truyền đạt cho bạn trên lớp học và kết hợp chúng với kỹ năng thực hành để đạt được hiệu quả tốt nhất. Chẳng một nhà tuyển dụng nào lại muốn thuê một đầu bếp có lỗ hổng chuyên môn cả!

Tinh thần cầu tiến

Dù bạn còn non nớt hay đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề bếp thì hãy luôn giữ vững tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. Ông cha ta đã dạy rằng “Núi cao còn có núi cao hơn”, vì vậy đừng bao giờ tự cao mình giỏi hơn người để rồi ngủ quên trong chiến thắng và tụt lại phía sau lúc nào không hay.

Ảnh Mô Phỏng.

Ảnh Mô Phỏng.

Các đầu bếp tìm việc hãy luôn làm tốt hết khả năng, định ra mục tiêu rõ ràng và phấn đấu để đạt đến mục tiêu ấy. Dù có thất bại cũng đừng nản chí, đừng ngại khó hay ngại khổ. Nếu bị cấp trên quở trách cũng đừng suy nghĩ tiêu cực bởi dù là những lời khó nghe nhưng đó cũng là những bài học kinh nghiệm giúp bạn tiến xa hơn trong tương lai. Nhờ vào đó mà bước đường trong ngành bếp của bạn sẽ vững chắc hơn rất nhiều.

Vốn Tiếng Anh tốt là một lợi thế

Việc biết ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh từ lâu đã trở thành một kỹ năng cần thiết đối với những người trẻ muốn xin việc, các đầu bếp tìm việc cũng hoàn toàn không phải là ngoại lệ. Một đầu bếp sử dụng thành thạo Tiếng Anh và có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ luôn “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng. Cơ hội thăng tiến và mức thu nhập của những đầu bếp sử dụng tốt Tiếng Anh cũng có sự khác biệt với những người không thành thạo ngoại ngữ.

Vốn Anh ngữ sẽ giúp các đầu bếp dễ dàng giao tiếp với các khách hàng nước ngoài cũng như trao đổi và học hỏi kiến thức từ các đầu bếp ngoại quốc mỗi khi có cơ hội. Nếu bạn muốn gắn bó và thăng tiến được trong ngành bếp thì hãy nhớ trang bị cho mình khả năng Tiếng Anh thật tốt nhé!

Khả năng giao tiếp và hòa hợp với đồng nghiệp

Dù bạn là đầu bếp giỏi, có thiên phú đến đâu đi chăng nữa mà lại quá thu mình, không thích giao tiếp với đồng nghiệp, chỉ “cố thủ” trong thế giới riêng thì chẳng sớm thì muộn bạn cũng sẽ bị đào thải. Các nhà tuyển dụng cũng chỉ đánh giá cao những ứng viên có khả năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả mà thôi.

Ảnh Mô Phỏng

Ảnh Mô Phỏng

Bếp không phải là thế giới của riêng bạn, đó là nơi một nhóm người kết hợp với nhau để cho thành phẩm tốt nhất. Vì vậy nếu bạn muốn công việc được hoàn thành tốt thì hãy giữ mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, phụ tá của mình. Hãy nhiệt tình giúp đỡ người xung quanh khi cần và sẵn sàng đón nhận những ý kiến nhận xét của đồng nghiệp. Chỉ có như vậy mới khiến team của bạn hoàn thành tốt công việc, bạn cũng nhờ thế mà được cấp trên đánh giá cao hơn.

8 câu hỏi phỏng vấn mà đầu bếp tìm việc thường gặp phải

Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân

Không chỉ nghề bếp mà dù bạn ứng tuyển ngành nghề nào thì nhà tuyển dụng cũng sẽ đưa ra câu hỏi này trước tiên. Họ muốn biết rõ hơn về bạn, về tính cách con người bạn nhưng hãy nhớ những gì bạn đưa ra phải phù hợp với vị trí mà bạn muốn ứng tuyển.

Ảnh Mô Phỏng.

Ảnh Mô Phỏng.

Ví dụ bạn muốn ứng tuyển vào vị trế đầu bếp món Âu thì bạn cần nói cho nhà tuyển dụng biết bạn học qua những khóa đào tạo bếp Âu nào, đã từng làm việc ở nhà hàng hay khách sạn nào chuyên về đồ Âu… Hãy kể về những thế mạnh của bạn như có sở trường nấu đồ ăn Pháp hay từng học trường đào tạo bếp ở Ý chẳng hạn. Đừng kể lể những thông tin không liên quan đến vị trị đầu bếp món Âu như “Tôi có sở trường nấu món Á” hay “Tôi mới hoàn thành xong một khóa học nấu đồ Hoa”…

Tại sao bạn muốn làm việc tại nhà hàng/khách sạn của chúng tôi?

Nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi bạn câu hỏi này để kiểm tra độ hiểu biết của bạn về nhà hàng/khách sạn của họ cũng như xem xem bạn muốn xin công việc này đến mức nào. Khi gặp câu hỏi như vậy thì hãy thể hiện cho họ thấy rõ 2 điều: một là sự đam mê cũng như những kỹ năng của bản thân phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển, hai là nhấn mạnh vào vị thế của nhà hàng/khách sạn của họ (ví dụ như “Tôi đam mê và được đào tạo bài bản về đồ ăn Hàn Quốc. Vì vậy tôi mong muốn được làm việc trong một nhà hàng lớn và danh tiếng như nhà hàng ABC của quý công ty”).

Khi đó một đầu bếp tìm việc như bạn sẽ ghi được điểm với nhà tuyển dụng và phần trăm được nhận của bạn cũng sẽ tăng cao.

Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn vào vị trí này?

Nghe qua thì đây có vẻ một câu hỏi “nắn gân” khá hóc búa nhưng thực ra nó lại chính là cơ hội để các đầu bếp tìm việc thể hiện sự tự tin và thế mạnh của bản thân. Hãy nắm bắt lấy cơ hội này để cho nhà tuyển dụng biết bạn có đầy đủ tố chất phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển.

Ảnh Mô Phỏng.

Ảnh Mô Phỏng.

Ví dụ bạn muốn ứng tuyển vào vị trí đầu bếp nhà hàng Nhật thì bạn phải nói ra những điều đánh trúng vào trọng điểm như: “Tôi đã dành ra 1 năm rưỡi học tập ở Nhật để tìm tòi về món ăn ở xứ sở Hoa Anh Đào. Tôi cũng có 2 năm kinh nghiệm làm đầu bếp tại nhà hàng Nhật Bản ABC và giúp nhà hàng tăng tới 35% doanh thu. Vì vậy tôi tự tin mình đóng góp được nhiều điều cho quý công ty nếu tôi được nhận vào vị trí này”.

Tại sao lại rời bỏ công việc cũ?

Đây là một câu hỏi khá nhạy cảm, nó không khó nhưng cũng đòi hỏi người trả lời phải có sự tinh tế nhất định. Nói ra những điểm tiêu cực ở nơi làm việc cũ thường không phải sự lựa chọn thông minh bởi nó không nhận được sự đánh giá cao của nhà tuyển dụng. Câu trả lời khôn ngoan nhất là đánh giá những điểm tiêu cực theo khía cạnh tích cực hoặc bạn chỉ cần trả lời một câu chung chung mang ý nghĩa tích cực rằng “Tôi muốn chinh phục những cánh cửa mới”.

Ví dụ bạn đã có kinh nghiệm làm món Âu nhưng lại muốn xin vào vị trí đầu bếp món Á thì bạn có thể nói lý do cho nhà tuyển dụng là “Tôi muốn chinh phục thêm những lĩnh vực mới” hoặc “Tôi mong muốn trở thành bếp trưởng một khách sạn quốc tế nên cần phải có đầy đủ kiến thức về ẩm thực tất cả các vùng miền”…

Hãy cho chúng tôi biết điểm yếu của bạn

Đừng vội run khi nghe câu hỏi này nhé, thực ra nhà tuyển dụng không hề muốn “bắt thóp” bạn mà họ chỉ muốn xem bạn có tìm ra và quyết chí khắc phục năng lực của bản thân không. Nếu làm được điều đó, chứng tỏ bạn là người quyết tâm và không ngừng cố gắng.

Ảnh Mô Phỏng

Ảnh Mô Phỏng

Ví dụ bạn có thể chia sẻ rằng bạn vẫn còn chút khiếm khuyết trong kỹ năng dùng dao. Đừng giấu giếm yếu điểm mà hãy mạnh dạn kể ra và kèm theo lời khẳng định sẽ cải thiện kỹ năng ấy bằng cách luyện tập thường xuyên. Câu trả lời chân thành ấy sẽ khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với một đầu bếp tìm việc như bạn.

Bạn muốn mình là ai trong vòng 5 năm tới?

Nếu đã muốn gắn bó lâu dài với nghề bếp thì bạn đừng ngần ngại chia sẻ điều ấy với nhà tuyển dụng. Hãy cho họ biết các mục tiêu lớn nhỏ của bạn, ví dụ như trở thành một đầu bếp có tiếng tăm trong giới hoặc bếp trưởng của một nhà hàng đẳng cấp chẳng hạn. Và hãy nhớ ước mơ phải đi đôi với thực tế, nếu đã kể ra giấc mơ thì bạn phải kèm theo cả kế hoạch chi tiết để đạt tới đích đến mà mình mong muốn nhé!

Hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng về con đường mà bạn hướng đến như: “Để đạt được mong muốn, tôi đã theo học nhiều khóa đầu bếp tại các trường uy tín” chẳng hạn.

Mức lương mong muốn của bạn?

Đây là một câu hỏi đơn giản nhưng lại được xếp vào hàng những câu hỏi khó trả lời nhất, đặc biệt nếu bạn là ít kinh nghiệm thì sẽ càng bối rối. Để trả lời tốt câu hỏi này thì bạn nên tìm hiểu về mức lương phổ biến của vị trí bạn muốn ứng tuyển, ví dụ mức lương trung bình của vị trí phụ bếp là khoảng 3 – 4 triệu, bếp chính là 5 – 8 triệu, bếp trưởng nhà hàng là 12 – 20 triệu, bếp trưởng khách sạn là 18 – 40 triệu. Hãy tìm hiểu thật kỹ rồi đưa ra mức lương mong muốn của bạn để nhà tuyển dụng cân nhắc nhé!

Ảnh Mô Phỏng.

Ảnh Mô Phỏng.

Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?

Đây là câu hỏi cuối cùng của buổi phỏng vấn nghề bếp, hãy tận dụng chứ đừng coi thường mà bỏ lỡ vì nghĩ nó không hề quan trọng nhé! Nhà tuyển dụng nào cũng muốn nghe ứng viên hỏi thêm thông tin về công ty hoặc về vị trí mà mình đang ứng tuyển… Điều này thể hiện mong mỏi cũng như quyết tâm muốn nhận được công việc này. Khéo léo thể sự chân thành và quan tâm thì cơ hội nhận việc của bạn cũng sẽ cao hơn rất nhiều.

Nội dung tham khảo thêm:

Tóm lại hãy chuẩn bị thật kĩ về tác phong, câu từ khi trả lời nhà tuyển dung. Ngoài ra chúng ta không thể quên hãy chuẩn bị kiến thức chuyên môn thật chu đáo và một bản CV thật là ấn tượng. Chúc các bạn may mắn.

Nguồn: https://timviecdaubep.com/

Bài viết liên quan

Commis Chef là Gì? Vai Trò của Commis Chef Trong Ngành Bếp

Commis Chef là Gì? Vai Trò của Commis Chef Trong Ngành Bếp

Trong ngành nhà hàng và khách sạn, vị trí "Commis Chef" đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn...

VTOS Là Gì? Tầm Quan Trọng của VTOS trong Ngành

VTOS Là Gì? Tầm Quan Trọng của VTOS trong Ngành

Trong ngành du lịch của Việt Nam, VTOS (Vietnam Tourism Occupational Skills Standards) đóng vai trò vô cùng quan trọng....

Mô tả Công Việc của Bếp Trưởng trong nhà hàng

Mô tả Công Việc của Bếp Trưởng trong nhà hàng

Trong ngành nhà hàng và dịch vụ ẩm thực, vai trò của bếp trưởng là vô cùng quan trọng. Họ...

Bài đọc nhiều

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Sữa chua bịch là món quà gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Chit cần cắn một góc…

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star là cụm từ đã quá quen thuộc nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó hay chưa? Bài…

Cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất 2023

Cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất 2023

Để có thể thuận tiện theo dõi cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất, Timviec sẽ trình bày các cách viết hồ…

Bài mới nhất

Nghề Đầu Bếp Nhà Hàng Âu – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Và Cách Làm CV Ấn Tượng

Nghề Đầu Bếp Nhà Hàng Âu – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Và Cách…

Nghề đầu bếp nhà hàng Âu đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ yêu thích…

Đầu Bếp Món Nhật Bản: Nghệ Thuật Ẩm Thực và Cơ Hội Việc Làm Tiềm Năng

Đầu Bếp Món Nhật Bản: Nghệ Thuật Ẩm Thực và Cơ Hội Việc Làm Tiềm…

Đầu bếp món Nhật Bản là một trong những nghề thú vị trong lĩnh vực ẩm thực, thu hút nhiều…

Đầu Bếp Michelin: Cơ Hội Việc Làm và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Đầu Bếp Michelin: Cơ Hội Việc Làm và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Trong thế giới ẩm thực, danh hiệu Đầu bếp Michelin là một trong những thành tựu cao quý nhất mà…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.