Quy trình tuyển dụng đầu bếp chuyên nghiệp, thành công cao
Trong nhà hàng khách sạn khâu tuyển dụng đầu bếp là một trong những khâu vô cùng quan trọng để tìm ra ứng viên xuất sắc đảm nhận vị trí công việc phù hợp. Chính vì vậy, để quá trình tuyển dụng diễn ra thành công, đem lại kết quả cao các nhà tuyển dụng cần phải tuân thủ đúng quy trình tuyển dụng. Vậy quy trình tuyển dụng gồm những khâu nào? Trong bài viết dưới đây, tìm việc đầu bếp sẽ giới thiệu đến bạn quy trình tuyển dụng đầu bếp chuyên nghiệp, hiệu quả cao. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bạn có thể tham khảo thêm:
- Cơ hội và thách thức của đầu bếp mới vào nghề ở Việt Nam hiện nay
- Đầu bếp tìm việc tại TPHCM cần nắm được ‘bí kíp’ gì để thành công?
Quy trình tuyển dụng đầu bếp chuyên nghiệp
1. Chuẩn bị tuyển dụng
Để tìm được ứng viên xuất sắc, phù hợp với công việc đầu bếp các nhà tuyển dụng cần phải chuẩn bị thật kỹ bước này như: Lên kế hoạch tuyển dụng trong thời gian bao lâu, yêu cầu đặt ra cho ứng viên là gì, trong tin tuyển dụng cần những nội dung gì…
2. Thông báo tuyển dụng
Hiện nay các trang đăng tuyển việc làm đang rất phổ biến, việc thông báo tuyển dụng không còn khó khăn nữa, Bạn chỉ cần soạn một thông tin tuyển dụng chi tiết về các mô tả công việc, yêu cầu của công ty, những quyền lợi mà ứng viên được hưởng và đăng lên. Nhờ vào những trang tuyển dụng này, các ứng viên sẽ biết được công việc đó có phù hợp với mình hay không và sẽ nộp hồ sơ ứng tuyển.
► Xem thêm: Đầu bếp tìm việc cần lưu ý chuẩn bị hồ sơ như nào?
3. Phân loại và chọn lọc hồ sơ
Việc chọn lọc hồ sơ một cách cẩn thận kỹ lưỡng cũng giống như là phỏng vấn sơ tuyển, các nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn những hồ sơ phù hợp nhất sau đó lên kế hoạch phỏng vấn. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong quá trình tuyển dụng
4. Phỏng vấn sơ bộ
Sau khi đã chọn ra được những hồ sơ đạt chất lượng, Các nhà tuyển dụng sẽ hẹn lịch phỏng vấn đối với những ứng viên đã được lựa chọn. Vòng phỏng vấn này sẽ bạn xác định lại các thông tin trong hồ sơ của ứng viên, đồng thời tiếp tục loại những ứng viên không đạt yêu cầu.
5. Kiểm tra, trắc nghiệm
Đối với ngành nghề đầu bếp thì phần này là vô cùng quan trọng để đánh giá năng lực thực tế của ứng viên về chuyên môn, thông thường các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một số món ăn và yêu cầu ứng viên thực hiện. Trong vòng phỏng vấn này, nhà tuyển dụng có thể đề cập đến vấn đề lương thưởng, chế độ của công ty để ứng viên được biết và quyết định có làm việc cùng công ty hay không.
► Tham khảo website tuyen dung uy tín hàng đầu hiện nay
6. Tập sự thử việc
Mặc dù đã được tuyển dụng, nhưng các ứng viên phải phải trải qua giải đoạn thử việc. Đây là khoảng thời gian mà ứng viên sẽ được tiếp xúc với công việc thực tế, là cơ hội để thể hiện khả năng, trình độ của mình xem có đáp ứng được nhu cầu công việc này hay không. Từ đó nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
7. Thông báo kết quả
Sau thời gian thử việc, nhà tuyển dụng thông báo kết quả cuối cùng Sau khi quyết định tuyển dụng, nếu ứng viên đồng ý làm việc thì hai bên sẽ thống nhất và ký kết hợp đồng, Bạn cũng nên thể hiện thái độ sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của ứng viên trong giai đoạn này.
Quy trình tuyển dụng đầu bếp không phức tạp, nhưng cần có sự chuẩn bị để đảm bảo quá trình tuyển dụng không xảy ra sai sót nào. Chúc các nhà tuyển dụng luôn tìm được ứng viên xuất sắc cho doanh nghiệp của mình.
Bài viết liên quan