Thực trạng trường dạy đầu bếp tại Việt Nam hiện nay
Trường dạy nghề đầu bếp một trong những vấn đề khiến nhiều sinh viên đặt ra câu hỏi. Học nấu ăn ở đâu?. Tìm việc đầu bếp như thế nào? khi quyết định theo đuổi nghề đầu bếp và muốn tìm kiếm trường dạy nghề bếp để theo học.
- Đầu bếp tìm việc: Những điều cần lưu ý để có được công việc như ý
- Học ngành đầu bếp cần những điều kiện và kỹ năng gì để thành công?
- Công việc thú vị của đầu bếp Hàn Quốc, nghe xong ai cũng muốn học!
Hiện nay có rất nhiều các trường dạy đầu bếp hệ đại học, cao đẳng chính quy hay những trung tâm dạy nghề mở thêm chuyên ngành đào tạo dạy nghề đầu bếp tại Việt Nam hiện nay. Với xu hướng dạy lấy số lượng nhưng chưa thực sự chất lượng nên nhiều sinh viên sau khi ra trường còn bỡ ngỡ chưa tìm được công việc cho bản thân. Đây cũng là tình trạng mà nhiều người quan tâm không riêng với ngành đầu bếp.
Sau kỳ tuyển sinh, nhu cầu học nghề đầu bếp đối với các bạn học sinh cuối cấp ngày một tăng lên dẫn đến sự quá tỉ học viên gây ảnh hưởng đến học tập và giảng dạy bị hạn chế và ảnh hưởng rất nhiều. Giảng viên đứng giảng không thể bao quát hết được học viên của trong lớp.
Các trường dạy đầu bếp còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, dụng cụ bổ trợ cho học tập của học viên. Môi trường học cho sinh viên còn sơ sài chính vì lý do này nên mỗi buổi học thực hành học sinh bị hạn chế quan sát, chưa được thực hành tại lớp. Thời lượng học còn ít, nhiều lý thuyết và thiếu thực hành nên sinh viên sẽ bị thiếu hụt về kỹ năng khi ra trường.
1. Nghề đầu bếp ở Việt Nam: Bắt đầu từ công việc nhỏ nhất bằng tình yêu với nghề
Số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường ngành đầu bếp đều tìm cho mình được một công việc nhưng không đạt 100% là đúng chuyên ngành học mà chỉ làm những công việc có liên quan đến chuyên ngành giảng dạy.
Với chuyên ngành đào tạo đầu bếp đòi hỏi nhiều kỹ năng, không chỉ về chuyên môn nghề nghiệp mà kỹ năng làm việc của bản thân cũng được chú trọng rất nhiều. Phải có sự kiên nhẫn, nhanh nhẹn và khéo léo. Có một gu ẩm thực riêng biệt, đặc biệt phải có tâm huyết và sự yêu nghề cao. Bởi vì có yêu nghề, có tâm với nghề mới theo được nghề vượt qua những khó khăn của nghề để đạt được thành công.
Muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn phải trải qua không chỉ thời gian mà cả công sức rèn rũa trong môi trường dạy đầu bếp đào tạo chính quy về nấu ăn, có chuyên môn tốt kỹ năng chuyên nghiệp thì sau khi ra trường bạn không còn phải lo lắng về vấn đề xin việc. Nhưng bạn phải có lòng kiên nhẫn, vì sau khi ra trường bạn sẽ phải phấn đấu từ chức vụ nhỏ nhất trong bếp rồi mới nâng cao vị trí. Nhiều đầu bếp đã bỏ nghề về khó khăn đầu khi vào nghề khiến họ nản trí.
2. Điều kiện làm việc của nghề đầu bếp ở Việt Nam
Hiện trạng công việc đầu bếp tại Việt Nam đòi hỏi các đầu bếp phải thường xuyên tăng giờ làm việc, đặc biệt trong thời kỳ cao điểm nhất vào các dịp nghỉ lễ tết, nhu cầu ẩm thực ngày càng tăng cao. Chính vì vậy thời gian cống hiến vào công việc của đầu bếp ngày càng tăng cao. Với thời gian làm việc như vậy ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chính vì không đảm bảo được sức khỏe nên nhiều đầu bếp đã bỏ cuộc giữa chừng.
Với nhiều trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn, trường dạy đầu bếp giảng dạy những điều cơ bản của nghề đầu bếp với những sinh viên hay những bạn đam mê với nghề nấu ăn chỉ trong khoảng thời gian từ 8-12 tháng nhưng sau khi kết thúc khóa đào tạo này đã có thể làm những công việc đơn giản trong bếp và có thu nhập cũng khá ổn định. Đặc biệt, môi trường tại các trung tâm đào tạo được đảm bảo hơn bởi lượng học viên được giới hạn để đảm bảo quá trình học tập. Dụng cụ học tập được trang bị đầy đủ, giảng viên là người trong nước và nước ngoài tác phong chuyên nghiệp.
Trong thời buổi xã hội phát triển mạnh mẽ không ngừng, nghề đầu bếp đang trở thành một trong những ngành nghề siêu hot và thu nhập khủng hiện nay.
3. Cơ hội nghề nghiệp cho nghề đầu bếp ở Việt Nam
Sự phát triển không ngừng của du lịch ở Việt Nam ngày càng vươn tầm, các hệ thống nhà hàng – khách sạn ngày càng mọc lên như nấm để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của con người. Chính vì vậy số lượng đầu bếp ngày càng tăng không chỉ về chất lượng mà số lượng cũng được đẩy mạnh. Nhưng ngoài chuyên môn nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp mà bạn phải trang bị một vốn ngoại ngữ nhất định vừa thuận lợi trong giao tiếp công việc, vừa giúp bạn thăng tiến trong công việc. Nếu chưa có ngoại ngữ bạn có thể tham gia một khóa học tiếng anh chuyên ngành đầu bếp để nâng cao vốn ngoại ngữ. Điều không thể thiếu chính là một sức khỏe bền bỉ và một tinh thần làm việc thoải mái thỏa sức cống hiến.
Thực trạng hiện nay đầu bếp chính của các nhà hàng khách sạn lớn từ cấp 4 sao trở lên đều là đội ngũ đầu bếp nước ngoài. Đây là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay, vì trình độ của đầu bếp việt vẫn chưa đủ khả năng để đáp ứng nhưng yêu cầu của nhà tuyển dụng, cũng như nhu cầu của khách hàng. Chính vì tình trạng này nên các đầu bếp việt nam cần phải có một nhận định cách nhìn khác và cố gắng hội nhập học hỏi ẩm thực của các nước bạn vừa có thể nâng cao trình độ bản thân vừa khẳng định ẩm thực Việt Nam trên nền ẩm thực quốc tế.
Nếu có điều kiện học tập tại nước ngoài bởi hoặc các trung tâm đào tạo nghề đầu bếp tại Việt Nam có giảng viên quốc tế chuyên về các món á và âu để có thể biết thêm nhiều góc mới lạ trong ẩm thực. Đặc biệt chú trọng đến những buổi thực hành thực tế giữa giảng viên và học sinh để không bỡ ngỡ khi ra nghề.
Mức lương tối thiểu nghề đầu bếp Việt Nam hiện nay cũng khá cao và ổn định. Phụ bếp có mức lương từ 4-8 triệu/tháng. Đầu bếp chính sẽ ở mức 5-10 triệu/tháng, cao hơn nữa ở mức lương của bếp trưởng từ 10-30 triệu/tháng. Nếu trang bị đủ chuyên môn nghề nghiệp chuyên nghiệp, kỹ năng làm việc nhanh nhẹn thì bạn sẽ có nhiều cơ hội giao lưu với ẩm thực nước ngoài thì cơ hội thăng tiến chức vụ và mức lương cũng khá cao.
4. Một số trường dạy đầu bếp nổi tiếng tại Hà Nội
Trên địa bản Hà Nội cũng có khá nhiều trung tâm đào tại dạy nghề nấu ăn uy với nhiều năm kinh nghiệm. Sau khi đào tạo học viên khả năng 100% học viên có việc làm luôn khá cao. Nếu không phải đúng chuyên ngành thì những ngành liên quan cũng đạt tỉ lệ cao với mức lương ổn định. Đặc biệt, trong thời gian học cũng được tham gia thực hành nghề tại nhiều cơ sở làm việc lớn có tiếng. Các trung tâm thường liên kết với các hệ thống nhà hàng và khách sạn để tạo điều kiện cung cấp nhân lực và giải quyết việc làm cho học viên.
Trường dạy nấu ăn Ezcooking
Một trong những trung tâm đào tạo có bề dày lịch sử về chuyên môn cao tại Hà Nội. Với số lượng học viên ra trường đảm bảo có công việc ổn định thì trường dạy nấu ăn Ezcooking cũng được rất nhiều bạn học sinh, sinh viên hay những bạn có đam mê với nghề và muốn bước chân vào nghề tin tưởng học tập.
Có thể bạn quan tâm:
- Đầu bếp tìm việc: Những điều cần lưu ý để có được công việc như ý
- Học ngành đầu bếp cần những điều kiện và kỹ năng gì để thành công?
- Công việc thú vị của đầu bếp Hàn Quốc, nghe xong ai cũng muốn học!
Trường dạy nấu ăn HNAEDu
Ngoài ra trường dạy nấu ăn HNAEDu cũng khá nổi tiếng không thua kém với Ezcooking. Với nhiều lĩnh vực đào tạo vượt trội về ẩm thực, cơ sở vật chất đảm bảo và hiện đại và đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên nghiệp có tiếng trong nghề. Có nhiều chương trình đào tạo từ cơ bản đến đào tạo chuyên sâu cho từng học viên có nhu cầu ở mức độ nào.
Bài viết trên cung cấp những điều cơ bản dành cho các bạn học sinh, sinh viên đang hướng mình theo nghề đầu bếp để có thể lựa chọn được trường dạy nghề đạt chuẩn và sau khi ra trường có một công việc ổn định và mức lương theo mong muốn và năng lực của bản thân.
Tuệ Tâm
Nguồn: https://timviecdaubep.com
Bài viết liên quan