Đầu bếp Tiếng Anh là gì: Khái niệm và những điều cần lưu ý
Đầu bếp Tiếng Anh là gì? Đầu bếp tìm việc cần lưu ý những gì? Công việc phải làm và phẩm chất cần có của người làm bếp là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
- Học nghề đầu bếp: Tố chất để học làm đầu bếp thành công
- Mô tả công việc phụ bếp: Bước đầu tiên để trở thành đầu bếp tương lai?
Đầu bếp Tiếng Anh là một trong những câu hỏi quan trọng bạn cần trả lời được nếu muốn theo nghề này. Đừng nói rằng bạn chỉ cần có tay nghề tốt chứ chẳng cần quan tâm nghề mình làm trong Tiếng Anh gọi là gì nhé! Bởi không nắm rõ những kiến thức cơ bản nhất thì nói gì tới những điều cao siêu hơn đúng không nào? Đây chính là một trong những ‘viên gạch’ đầu tiên trong hành trình trở thành một đầu bếp nổi tiếng.
Đầu bếp Tiếng Anh là gì?
Đầu bếp trong Tiếng Anh được gọi là “chef”. Và định nghĩa cụ thể của “chef” là “a professional cook, typically the chief cook in a restaurant or hotel”, có nghĩa rằng đầu bếp là người nấu ăn chuyên nghiệp trong các nhà hàng hoặc khách sạn.
Hiểu sâu hơn nữa, đầu bếp không chỉ là người nấu ăn mà họ còn phải kiêm luôn cả những công việc như lập kế hoạch, chuẩn bị nguyên vật liệu, giữ gìn căn bếp sạch sẽ và nhiều nhiệm vụ khác nữa.
➣➣➣ Khám phá: Nhiều thông tin hướng nghiệp nghề đầu bếp hot nhất hiện nay.
Công việc cần làm của một đầu bếp
Sau khi đã nắm được khái niệm đầu bếp trong Tiếng Anh thì bạn cần hiểu rõ công việc của một đầu bếp là gì? Dưới đây là một số công việc thường ngày mà người đầu bếp phải làm:
- Mua sắm và chuẩn bị đủ các loại vật dụng, dụng cụ cũng như nguyên vật liệu nấu ăn để quá trình nấu nướng không gặp phải trục trặc
- Luôn giữ gìn vệ sinh các vật dụng trong bếp nói riêng và cả căn bếp nói chung để đảm bảo món ăn mình làm ra luôn ngon và sạch
- Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn thực phẩm, lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ, có nguồn gốc rõ ràng
- Bảo quản thực phẩm cẩn thận, xử lý ngay khi thực phẩm xảy ra vấn đề
- Trực tiếp nấu các món ăn bằng các phương pháp khác nhau như luộc, hấp, rán, nướng, kho… hoặc phối hợp/chỉ đạo hoạt động nấu nướng trong bếp (nếu bạn là quản lý bếp hoặc bếp trưởng)
- Đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên mới, giám sát chất lượng công việc của đội ngũ nhân viên dưới quyền (nếu bạn là quản lý bếp hoặc bếp trưởng)
- Trang trí và trình bày món ăn sao cho sáng tạo và đẹp mắt để gây ấn tượng với thực khách
➣➣➣ Tìm hiểu thêm: Mô hình kinh doanh là gì và những vấn đề liên quan đến mô hình này
Phẩm chất cần có của người đầu bếp
-
Yêu nghề:
Đây có thể nói phẩm chất quan trọng nhất của đầu bếp chuyên nghiệp bởi nếu không yêu công việc mình làm thì bạn làm sao có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và gắn bó dài lâu với nghề?
Khi đã có đam mê và nhiệt huyết với nghề thì bạn sẽ làm việc bằng cả trái tim, chỉ có vậy bạn mới đạt được thành quả hơn người và tiến xa hơn trong sự nghiệp.
-
Chăm chỉ, ham tìm tòi:
Dù bạn đã có sẵn tố chất thiên phú trong người nhưng để thành công bạn vẫn cần chăm chỉ làm việc và học hỏi không ngừng.
Chỉ có như vậy, bạn mới có thể tìm ra những công thức đặc biệt, những món ăn mới lạ khiến thực khách không bao giờ nhàm chán với món ăn bạn làm. Cũng chỉ có sự cầu tiến và ham học hỏi mới đưa bạn đến đỉnh vinh cao được mà thôi.
➣➣➣ Tham khảo: Lương đầu bếp bao nhiêu? Chuyện không phải ai cũng biết
-
Có sức khỏe tốt và khả năng làm việc dưới áp lực
Đầu bếp là một nghề nhiều áp lực. Một ngày bạn phải đối phó với đủ thứ chỉ thị của cấp trên rồi những chiếc dạ dày khó tính của thực khách.
Nghề bếp cũng bận rộn vô cùng, bạn gần như không thời gian giải lao nhiều trong ngày cũng như chẳng còn thời gian mà nghỉ ngơi, thư giãn. Đối mặt với từng ấy vấn đề, nếu sức khỏe và sức chịu đựng của bạn không ở mức cực kỳ tốt thì làm sao bạn có thể gắn bó lâu dài với nghề đúng không nào?
Ngoài những phẩm chất chính đã đề cập ở trên thì đầu bếp còn cần nhiều phẩm chất khác như có thẩm mỹ tốt, một chiếc lưỡi tinh tế và nhạy cảm với mùi vị, sự sạch sẽ, tỉ mỉ… Tóm lại để trở thành một đầu bếp thành công cần rất nhiều yếu tố cộng hưởng.
➣➣➣ Xem thêm: Tìm hiểu CV là gì để có thể chuẩn bị và xin được việc làm đầu bếp tốt nhất.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nghề bếp như đầu bếp Tiếng Anh là gì, công việc cần làm của người đầu bếp, phẩm chất mà người làm bếp cần có… Hi vọng bạn sẽ hội tụ được đầy đủ những yếu tố này để sớm chinh phục nghề đầu bếp.
Bài viết liên quan