Đầu bếp nấu ăn giỏi nhất định phải có những yếu tố quan trọng này!

03/08/2019 09:42 AM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Một đầu bếp chuyên nghiệp là người không chỉ có kỹ năng tốt về nấu nướng mà còn phải đáp ứng được những yếu tố cần thiết của nghề này.

“Nấu ăn là một nghệ thuật và người đầu bếp là nghệ sỹ tạo ra nghệ thuật ấy”. Phải hội tụ đủ tố chất cần thiết mới có thể trở thành người “nghệ sỹ” đầu bếp tài hoa như thế!

Đầu bếp nấu ăn giỏi nhất định phải có những yếu tố quan trọng này! 1

Đầu bếp là ngành cần rất nhiều kĩ năng.

Nếu bạn đang muốn theo học đầu bếp nhưng không biết liệu bản thân mình có phù hợp với nghề này không? Và không biết bản thân cần có những tố chất nào khi muốn trở thành một đầu bếp nấu ăn chuyên nghiệp trong tương lai, bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó giúp bạn.

»»» Tìm hiểu: Kinh doanh nhượng quyền là gì và những điều cần biết

Nghề đầu bếp nấu ăn yêu cầu những phẩm chất, kỹ năng gì?

  • Kiến thức chuyên môn

Nếu đang tìm việc đầu bếp và muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp hay bếp trưởng tài năng thì ngoài các công việc nấu nướng, chế biến các món ăn mà bạn còn phải biết cách lên thực đơn, cách chọn nguyên liệu, tính toán chi phí… Chính vì vậy, không những học hỏi nghiệp vụ nghề Bếp mà bạn còn phải học thêm kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác cũng như các kỹ năng mềm bổ trợ cho công việc.

  • Tinh thần ham học hỏi, tìm hiểu

Học ở các kênh dạy nấu ăn online, học thực tế tại trường lớp hay học chính từ các đồng nghiệp, bậc tiền bối… tất cả những kỹ thuật, công thức để có thể làm ra món ăn ngon, độc đáo và mang dấu ấn riêng của bản thân. Đó chính là tinh thần ham học hỏi mà bất kỳ người Đầu bếp tài giỏi nào cũng có.

  • Sự sáng tạo

Đối với thế giới Ẩm thực thì sự sáng tạo của người Đầu bếp chính là chất xúc tác để “giữ chân” các thực khách. Chính nhờ sự sáng tạo của họ mà mỗi món ăn có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật và mang đến sự thích thú cho người dùng.

  • Kỹ năng quản lý và tổ chức

Với 2 kỹ năng này, bạn sẽ có thể làm chủ được khu vực Bếp của mình trong cách quản lý và phân phối công việc, nhân viên. Khi càng lên các cấp cao như bếp phụ, bếp trưởng… thì 2 kỹ năng này lại càng quan trọng.

  • Kỹ năng lập kế hoạch

Kỹ năng này sẽ giúp bạn có kế hoạch cụ thể, chi tiết về công việc sẽ diễn ra trong ngày cũng như dự phòng các tình huống có thể xảy ra, phát sinh. Từ đó, bạn sẽ có bước chuẩn bị tốt hơn.

  • Kỹ năng quản lý tài chính

Đây là một kỹ năng mà khi trở thành đầu bếp chuyên nghiệp, bạn sẽ thường xuyên sử dụng tới chúng. Việc tính toán chi phí mua nguyên vật liệu, dụng cụ… sao cho vừa đảm bảo chất lượng món ăn vừa tiết kiệm chi phí mang lại nguồn lợi nhuận luôn làm “đau đầu” các Đầu bếp chuyên nghiệp.

  • Kỹ năng làm việc tập thể, giao tiếp

Nếu bạn nghĩ đầu bếp nấu ăn là một công việc làm độc lập thì đó hoàn toàn sai lầm. Từ việc thu mua nguyên liệu, sơ chế đến khi món ăn tới tay thực khách là sự đóng góp công sức của rất nhiều người. Chính vì vậy, nếu không có kỹ năng làm việc nhóm cũng như giao tiếp tốt thì cho dù bạn tài năng đến đâu thì cũng sẽ rất khó để làm tốt công việc.

Đầu bếp nấu ăn giỏi nhất định phải có những yếu tố quan trọng này! 2

Một đầu bếp giỏi là người sở hữu nhiều yếu tố.

»»» Xem thêm: Mô tả công việc phụ bếp: Bước đầu tiên để trở thành đầu bếp tương lai?

Yếu tố quan trọng để trở thành một đầu bếp nấu ăn giỏi

  • Có quá trình học tập và phấn đấu lâu dài

Khi trở thành người đứng đầu trong bếp, bạn cần nắm được những kiến thức về bếp và xử lý thuần thục các cách chế biến thức ăn, nguyên liệu để tạo ra một món ăn có hương vị đặc trưng nhất. Trong khi đó, khi trở thành người quản lý, bạn lại phải bao quát được mọi công việc trong bếp, điều hành nhân sự và tính toán để làm sao mang lại lợi ích kinh tế cho nhà hàng.

Môi trường làm việc của đầu bếp bây giờ cũng khác xưa rất nhiều không còn cảnh nồi gang chảo gang đen đúa bụi bặm, thay vào đó là những nhà bếp chuyên nghiệp sáng bóng, sạch sẽ. Chính vì vậy, quan niệm về nghề bếp cũng thay đổi ít nhiều, điều đó tác động đến suy nghĩ, ý thức của những đầu bếp luôn cố gắng nâng cao tay nghề, cải thiện chất lượng để mang đến cho thực khách những món ăn ngon hấp dẫn nhất có thể. Từ đó cũng mang lại cái nhìn khác về ngành nghề, được xã hội coi trọng và ngưỡng mộ.

  • Nắm chắc lý thuyết về ẩm thực 

Nhiều người cho rằng lý thuyết về nghề bếp không quan trọng, chỉ cần thực hành là đủ. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Để theo nghiệp đầu bếp, tay nghề cao thôi chưa đủ, bạn buộc phải nắm chắc các lý thuyết về ẩm thực chứ không thể chỉ nấu ăn bằng cảm tính.

Lý thuyết về ẩm thực sẽ giúp bạn biết cách kết hợp các nguyên liệu khác nhau nhằm tạo ra một món ăn với hương vị tuyệt vời, hay kỹ thuật chế biến từng thực phẩm, rồi nấu theo đặc trưng từng vùng miền, quốc gia ra sao… Những kiến thức này bạn được trau dồi qua sách vở hoặc kinh nghiệm từ người đi trước và dùng nó để thực hành.

Đầu bếp nấu ăn giỏi nhất định phải có những yếu tố quan trọng này! 3

Đầu bếp giỏi: Bạn cần thành thạo những kĩ năng nào?

  • Biết sử dụng thành thạo các dụng cụ nhà bếp

Một đầu bếp giỏi không thể lóng ngóng với các dụng cụ nhà bếp được. Đặc biệt là trong các khách sạn lớn có hệ thống công cụ, trang thiết bị hiện đại buộc các đầu bếp phải biết cách sử dụng, sắp xếp, bảo quản chúng sao cho đúng chức năng.

Ngoài ra, mỗi không gian bếp lại có một cách sắp xếp dụng cụ bếp khác nhau, chẳng hạn bếp của nhà hàng sẽ khác không gian bếp nội trợ tại nhà. Do đó, bạn cần phải làm quen và sử dụng thành thạo các dụng cụ bếp trước khi bắt tay vào nấu các món ăn thật ngon.

  • Luôn rèn luyện tay nghề bằng cách nấu ăn thường xuyên

Nấu thật nhiều, nấu thường xuyên chính là cách nhanh nhất để các đầu bếp “lên tay”. Việc này không chỉ giúp bạn rèn luyện các thao tác nấu nướng, nêm nếm gia vị chuẩn xác mà còn xử lý các tình huống nhanh nhạy hơn và hiểu rõ về đủ loại thực phẩm khác nhau.

  • Các kỹ năng mềm cũng vô cùng cần thiết

Kỹ năng mềm được nói đến ở đây của một người đầu bếp bao gồm: tổ chức và sắp xếp công việc’ lên ý tưởng trình bày, vốn ngoại ngữ,… Đây đều là các yếu tố quan trọng giúp bạn dễ dàng xử lý công việc, trình bày gọn gàng và linh hoạt trong mọi tình huống có thể phát sinh trong quá trình làm việc.

Bên cạnh đó, thái độ trong công việc của bạn cũng giúp ích rất nhiều. Nếu là một người chăm chỉ, hòa đồng, biết lắng nghe, có tinh thần cầu tiến… bạn sẽ dễ nhận được thiện cảm của mọi người xung quanh và có cơ hội thăng tiến nhanh chóng hơn.

Đầu bếp nấu ăn giỏi nhất định phải có những yếu tố quan trọng này! 4

Đầu bếp giỏi: Bạn cần thành thạo những kĩ năng nào?

»»» Tham khảo: Đầu bếp Tiếng Anh là gì: Khái niệm và những điều cần lưu ý

Phẩm chất cần có nếu muốn theo học nghề đầu bếp nấu ăn

  • Yêu nghề: Đây là phẩm chất quan trọng hàng đầu không chỉ cho nghề đầu bếp nói riêng mà tất cả mọi nghề nghiệp đều cần phải có. Khi đã yêu nghề, bạn sẽ sẵn sàng dốc hết tâm huyết của mình để tạo ra thành quả tốt nhất, giúp bạn tiến xa trong sự nghiệp thăng tiến và đam mê trong bạn.
  • Chăm chỉ, ham học hỏi: Sẽ thật tuyệt vời khi nhà hàng có được một người đầu bếp chăm chỉ, chịu khó tìm tòi khám phá những cách chế biến món ăn mới lạ và độc đáo.
  • Hòa đồng: Nghề bếp là nghề làm việc của tập thể. Do đó, một người hòa đồng, thân thiện sẽ giúp cho công việc nấu nướng, phục vụ được vận hành trơn tru và nhanh chóng hơn.
  • Nhanh nhẹn: Không chỉ đối với nghề bếp, tất cả các ngành nghề khác đều đòi hỏi bạn phải là một người nhanh nhẹn, linh hoạt và dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh. Nghề bếp càng quan trọng điều này.
  • Ngoài ra, khi tìm việc đầu bếp thì bạn còn cần có các phẩm chất khác như khéo tay, có năng khiếu nấu ăn, nhạy với mùi vị, sạch sẽ, tỉ mỉ…

Có thể bạn quan tâm:

Tags:

Bài viết liên quan

Commis Chef là Gì? Vai Trò của Commis Chef Trong Ngành Bếp

Commis Chef là Gì? Vai Trò của Commis Chef Trong Ngành Bếp

Trong ngành nhà hàng và khách sạn, vị trí "Commis Chef" đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn...

VTOS Là Gì? Tầm Quan Trọng của VTOS trong Ngành

VTOS Là Gì? Tầm Quan Trọng của VTOS trong Ngành

Trong ngành du lịch của Việt Nam, VTOS (Vietnam Tourism Occupational Skills Standards) đóng vai trò vô cùng quan trọng....

Mô tả Công Việc của Bếp Trưởng trong nhà hàng

Mô tả Công Việc của Bếp Trưởng trong nhà hàng

Trong ngành nhà hàng và dịch vụ ẩm thực, vai trò của bếp trưởng là vô cùng quan trọng. Họ...

Bài đọc nhiều

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star là cụm từ đã quá quen thuộc nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó hay chưa? Bài…

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Để làm tốt kế toán nhà hàng,  các quy trình kế toán khách sạn là gì? – Quy trình làm…

Cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất 2023

Cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất 2023

Để có thể thuận tiện theo dõi cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất, Timviec sẽ trình bày các cách viết hồ…

Bài mới nhất

Nghề Đầu Bếp Nhà Hàng Âu – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Và Cách Làm CV Ấn Tượng

Nghề Đầu Bếp Nhà Hàng Âu – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Và Cách…

Nghề đầu bếp nhà hàng Âu đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ yêu thích…

Đầu Bếp Món Nhật Bản: Nghệ Thuật Ẩm Thực và Cơ Hội Việc Làm Tiềm Năng

Đầu Bếp Món Nhật Bản: Nghệ Thuật Ẩm Thực và Cơ Hội Việc Làm Tiềm…

Đầu bếp món Nhật Bản là một trong những nghề thú vị trong lĩnh vực ẩm thực, thu hút nhiều…

Đầu Bếp Michelin: Cơ Hội Việc Làm và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Đầu Bếp Michelin: Cơ Hội Việc Làm và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Trong thế giới ẩm thực, danh hiệu Đầu bếp Michelin là một trong những thành tựu cao quý nhất mà…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.