Muốn trở thành đầu bếp giỏi cần những kỹ năng nào?

09/07/2019 05:04 PM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Việc trở thành đầu bếp giỏi không phải là điều đơn giản với bất cứ đầu bếp tìm việc đam mê ẩm thực. Muốn trở thành đầu bếp giỏi cần những yếu tố nào? Tìm hiểu nhé!

Nắm vững lý thuyết về nấu nướng

Việc trở thành một đầu bếp giỏi không phải đơn giản là việc bạn thực hành thường xuyên mà có được, mà điều đó còn phụ thuộc vào cả lý thuyết mà bạn đã được học. Nấu ăn cũng như các công việc khác, trước khi bạn muốn sáng tạo thì bạn cần nắm vững những thứ căn bản nhất như: các gia vị hợp nhau, cách sơ chế sao cho hợp vệ sinh… Hơn thế nữa các ẩm thực vùng miền, quốc gia cũng có những nét khác nhau do đó bạn cũng cần nắm vững để công việc của mình thuận lợi hơn. Chính vì nhiều lý do trên việc bạn học hỏi những điều cơ bản về nấu nướng từ những sách vở, đầu bếp đi trước trong nghề … là điều cần thiết.

Nắm vững kiến thức cơ bản về nấu ăn.

Nắm vững kiến thức cơ bản về nấu ăn. Nguồn ảnh Internet

Luôn có sự sáng tạo không ngừng

Một đầu bếp giỏi là người luôn biết cách xử lý công việc một cách nhạy bén, thao tác nấu ăn thuần thục và nêm nếm gia vị một cách chuẩn xác, hiểu rõ tường tận nguồn gốc của các nguyên liệu. Biết cách kết hợp thuần thục thì chắc chắn bạn sẽ cho ra đời những món ăn vô cùng độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân của riêng bạn.

Luôn luôn sáng tạo không ngừng chính ra mấu chốt khiến công việc của bạn trở nên hấp dẫn

Luôn luôn sáng tạo không ngừng chính ra mấu chốt khiến công việc của bạn trở nên hấp dẫn. Nguồn ảnh: Internet

Ngoài ra với vai trò là người luôn chịu trách nhiệm tạo ra thực đơn cho các khách sạn, nhà hàng thì người đầu bếp cần có sự linh hoạt, mạnh dạn kết hợp để đưa ra những món ăn mới, lạ, độc đáo phục vụ khách hàng. Chính là điểm khác biệt giữa một đầu bếp giỏi và một nhân viên bếp thông thường. Và điều này cũng giúp bạn tiến xa hơn trên con đường chinh phục đỉnh cao nghề này.

Nắm rõ vị trí của các dụng cụ, nguyên vật liệu làm bếp

Ở các khách sạn, nhà hàng danh tiếng thì gian bếp được bố trí vô cùng hiện đại và rộng rãi, thoải mái. Điều này đồng nghĩa với việc các dụng cụ làm bếp cũng sẽ khá nhiều khiến các đầu bếp luôn phải ghi nhớ rõ vị trí bảo quản và cách sử dụng của chúng. Ví dụ: Sẽ có rất nhiều loại dao, chảo, thớt khác nhau để phục vụ cho những nhu cầu nấu nướng món ăn khác nhau.

Chưa kể tới các loại nồi, niêu, xoong, chảo, lò nướng … cũng có những thiết kế rất khác so với không gian của một khu bếp gia đình hay các khách sạn, nhà hàng bình dân thông thường. Khi bạn đã quá quen thuộc với vị trí của các dụng cụ này, thì việc nấu nướng của bạn cũng sẽ trở nên thuận tiện, đơn giản hơn bao giờ hết, và đảm bảo thời gian cho ra những món ăn phục vụ thực khách.

Nắm rõ dụng cụ, nguyên vật liệu làm bếp là yêu cầu bắt buộc với một đầu bếp chuyên nghiệp.

Nắm rõ dụng cụ, nguyên vật liệu làm bếp là yêu cầu bắt buộc với một đầu bếp chuyên nghiệp. Nguồn ảnh: Internet

Kỹ năng mềm 

Các đầu bếp chuyên nghiệp ngoài kỹ năng nấu nướng món ăn ngon thì cũng cần có các kỹ năng mềm để đạt hiệu quả công việc như: giao tiếp, sắp xếp công việc, lên ý tưởng cho món ăn … Khi bạn biết bố trí công việc cá nhân hợp lý, lúc bắt tay vào làm bếp sẽ không cảm thấy lúng túng mà ngược lại bạn biết cách tạo bầu không khí thoải mái với đồng nghiệp. Đây là cách để bạn và mọi người quên đi những khó khăn và vất vả trong gian bếp đồng thời bạn tạo được thiện cảm với những đồng nghiệp xung quanh mình. Bên cạnh đó, các tác phong làm việc như biết lắng nghe, tinh thần cầu tiến, sự hợp tác ưng ý với đồng nghiệp… cũng góp phần không nhỏ trên con đường thăng tiến sự nghiệp của chính bạn.

Một đầu bếp sở hữu kĩ năng mềm sẽ có thể dễ dàng tiến xa hơn trong công việc.

Một đầu bếp sở hữu kĩ năng mềm sẽ có thể dễ dàng tiến xa hơn trong công việc. Nguồn ảnh: Internet

Lên kế hoạch hiệu quả

Với một người quản lý thì nếu thiếu hụt kĩ năng lên kế hoạch dẫn tới hậu quả là cả tổ đội sẽ không hoạt động khoa học như rắn mất đầu. Tương tự với một đầu bếp – một ông chủ ở trong bếp, nếu họ biết chia nhỏ thời gian từ mọi khâu như sơ chế, chế biến tới cách bảo quản nguyên liệu… thì họ sẽ khiến cho căn bếp luôn ngăn nắp, các bếp phụ sẽ chủ động hơn trong phần việc của mình và hơn hết thực khách cũng sẽ nhận được những chất lượng tốt nhất từ dịch vụ bạn cung cấp.

Nắm vững quản lý tài chính

Người đầu bếp giỏi chính là người đứng ra lo liệu các vấn đề chi tiêu và quản lý tài chính trong gian bếp. Họ biết cách kiểm soát mọi thứ từ chi phí mua bán cho nhà hàng ở mức hợp lý nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Điều này góp phần không nhỏ tạo lên lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh cho chính khách sạn, nhà hàng mà họ hiện đang làm việc.

Quản lý tài chính hiệu quả là một yếu tố quan trọng nếu bạn muốn tiến xa trong công việc bếp.

Quản lý tài chính hiệu quả là một yếu tố quan trọng nếu bạn muốn tiến xa trong công việc bếp. Nguồn ảnh Internet

Quản lý khối lượng công việc

Đã là một người đầu bếp giỏi bạn cần kiểm soát, nắm rõ khối lượng công việc của từng nhân viên cấp dưới, các nguyên vật liệu mua bán, thực đơn phục vụ thực khách, sắp xếp và điều phối công việc phù hợp, theo dõi các đơn hàng xuất, nhập. Điều này giúp cho toàn bộ công việc trong khu bếp được hoạt động một cách suôn sẻ nhất.

Xem thêm: 

Khi bạn nắm được những yếu tố này trong tay thì đồng nghĩa với việc hướng nghiệp đúng con đường cho mình trong việc trở thành một đầu bếp giỏi, chuyên nghiệp trong tương lai gần.

Tags:

Bài viết liên quan

Mô tả Công Việc của Bếp Trưởng trong nhà hàng

Mô tả Công Việc của Bếp Trưởng trong nhà hàng

Trong ngành nhà hàng và dịch vụ ẩm thực, vai trò của bếp trưởng là vô cùng quan trọng. Họ...

Khám phá ngành Chế Biến Thực Phẩm là gì?

Khám phá ngành Chế Biến Thực Phẩm là gì?

Trong thế giới ngày nay, ngành chế biến thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nguyên...

Khám Phá Ngành Công Nghệ Thực Phẩm: Sự Tiến Bộ và Tương Lai Đầy Triển Vọng

Khám Phá Ngành Công Nghệ Thực Phẩm: Sự Tiến Bộ và Tương Lai Đầy Triển Vọng

Ngành công nghệ thực phẩm đang trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng và đầy tiềm năng nhất...

Bài đọc nhiều

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star là cụm từ đã quá quen thuộc nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó hay chưa? Bài…

Cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất 2023

Cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất 2023

Để có thể thuận tiện theo dõi cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất, Timviec sẽ trình bày các cách viết hồ…

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Để làm tốt kế toán nhà hàng,  các quy trình kế toán khách sạn là gì? – Quy trình làm…

Bài mới nhất

SSOP là Gì? Tầm Quan Trọng của SSOP Trong Ngành Bếp

SSOP là Gì? Tầm Quan Trọng của SSOP Trong Ngành Bếp

SSOP, viết tắt của “Sanitation Standard Operating Procedures”, là một phần quan trọng của hệ thống quản lý an toàn…

Bát Trân là Gì? Giá Trị Văn Hóa và Tâm Linh Của Bát Trân

Bát Trân là Gì? Giá Trị Văn Hóa và Tâm Linh Của Bát Trân

Trong văn hóa Việt Nam, “Bát trân” không chỉ là một chiếc bát thông thường mà còn mang trong đó…

Casual Dining là Gì? Đặc điểm khác biệt so với Fine dining

Casual Dining là Gì? Đặc điểm khác biệt so với Fine dining

Casual dining là một thuật ngữ phổ biến trong ngành ẩm thực, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.