Những yêu cầu cơ bản nhà tuyển dụng yêu cầu khi tuyển đầu bếp
Tuyển đầu bếp một trong những kỹ năng cơ bản làm nhà tuyển dụng gật đầu đồng ý ngay trong tức khắc nếu như nắm vững những kỹ năng này.
- Đầu bếp tìm việc làm ở đâu? Cơ hội và thách thức của đầu bếp mới vào nghề
- Ai đang tìm việc phụ bếp nên biết công việc của phụ bếp phải làm những gì?
- Đầu bếp tìm việc tại TPHCM cần nắm được ‘bí kíp’ gì để thành công?
Nhiều bạn đang thắc mắc không biết làm nghề đầu bếp nhà tuyển dụng yêu cầu những gì ở một ứng viên. Chính vì nỗi lo lắng này, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn một chút kinh nghiệm bỏ túi khi đi xin việc chuyên ngành đầu bếp nhé !
Những điều cơ bản khi phỏng vấn ứng tuyển
Sau đây là những câu hỏi mà nhà phỏng vấn sẽ hỏi đến ứng cử viên khi ứng tuyển đầu bếp mà bạn cần lưu ý:
Giới thiệu sơ lược về bản thân
Bất kỳ nơi đâu cũng sẽ có mục này đầu tiên, bạn cần giới thiệu một cách ngắn gọn nhất và logic nhất. Chỉ cần đảm bảo đủ, học và tên, năm sinh, địa chỉ, hiện đang công tác tại đâu hoặc trước đây là công tác tại đâu. Sau khi nghe xong bạn giới thiệu, nhà tuyển dụng đã nắm bắt được thông tin cơ bản của bạn.
Kinh nghiệm làm việc
Sau khi biết rõ thông tin ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn đã công tác tại đơn vị nào và thời gian công tác là bao lâu. Bạn cũng nên trả lời ngắn gọn tập trung vào câu hỏi của nhà tuyển dụng. Đây là cách mà nhà tuyển dụng nắm được những năm thực tế công việc của bạn đã đủ với yêu cầu nhà tuyển dụng đưa ra chưa. Chính vì vậy hãy trả lời thành thật và chính xác để được xếp vào vị trí công việc phù hợp.
Lý do nghỉ việc tại công ty cũ
Đây là câu hỏi chắc chắn một nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi và để không làm mất lòng nhà tuyển dụng bạn phải có cách ứng xử khéo léo không nên nói xấu công ty cũ dù bạn không hài lòng. Đó cũng là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Và bạn chỉ cần trả lời một cách ngắn gọn nhất và nói giảm nói tránh nhất để được chuyển sang một câu hỏi khác. Và cố gắng tập trung vào vị trí mà bạn ứng tuyển.
Sự hiểu biết về công ty ứng tuyển
Trước khi tham gia ứng tuyển, bạn cũng nên tham khảo qua về thông tin của nơi bạn ứng tuyển bằng cách. Tìm hiểu thông qua các trang mạng xã hội, hoặc do chính những người thân quen đã từng làm. Phải nắm rõ được thông tin trước khi phỏng vấn, để nhà tuyển dụng cảm thấy bạn chuyên nghiệp và có thiện ý với công việc.
Đưa ra những yêu cầu và ý kiến của bạn
Bạn nên tập trung vào vị trí ứng tuyển của công việc bạn đang muốn xin vào để lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất. Nên đưa ra những ý kiến nhanh gọn nhất để vừa khiến bạn thoải mái và để nhà tuyển dụng biết bạn đang muốn gì. Trước khi đặt vấn đề nguyện vọng, bản thân bạn phải đạt được trình độ ngang với chứng vụ ứng tuyển hoặc hơn. Song song trong bản phải đảm bảo chuyên môn chuyên ngành cao, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Và ngoại ngữ giao tiếp từ mức khá.
Vậy có phải ai cũng làm Đầu bếp được?
Với nghề đầu bếp đòi hỏi rất nhiều yếu tố và điều kiện. Ngoài yêu nghề đam mê với nghề ra chưa đủ. Bạn cần phải có chuyên môn nghiệp vụ nấu ăn, chuyên môn về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó để phục vụ cho công việc của bạn là vốn ngoại ngữ giao tiếp ở mức khá. Nếu có thêm chứng chỉ về tiếng anh chuyên ngành đầu bếp lại là một điểm cộng lớn.
Nếu bạn đủ quyết tâm và ước mơ theo đuổi nghề bạn có thể tham gia thi tuyển vào các trường cao đẳng, đại học chính quy đào tạo về nấu ăn. Hoặc nếu có điều kiện có thể du học chuyên ngành nấu ăn và ẩm thực của các trường quốc tế. Với những bạn không có điều kiện mà muốn kiếm tiền bằng nghề luôn thì bạn tham gia đào tạo tại các trung tâm ngắn hạn với mức học phí tùy bạn lựa chọn và từ cấp độ cơ bản đến chuyên sâu.
Yếu tố kỹ năng làm việc và chuyên môn nghề nghiệp và sự yêu nghề đam mê nghề vẫn chưa đủ. Bạn phải có một sức khỏe bền bỉ, dẻo dai và một tư duy sáng tạo. Người ta thường ví von nấu ăn là cả một nghệ thuật không phải nấu ăn ngon đã hoàn hảo mà cách trang trí và trình bày món ăn hấp dẫn cũng là cách mà làm thỏa mãn khách hàng và đẹp mắt hơn cảm thấy món ăn hấp dẫn hơn.
Để ghi điểm trước nhà tuyển dụng phải thật khoa học và chuyên nghiệp để tạo ấn tượng tốt ngay lần đầu thì đây gọi là cả một nghệ thuật. Làm nên được nghệ thuật này bạn phải có một tư duy tốt xử lý tình huống nhanh nhẹn. Bắt kịp câu hỏi trả lời trọng tâm câu hỏi mà nhà tuyển dụng đề ra. Không trả lời miên man dài dòng khiến nhà tuyển dụng nhàm chán. Phải trả lời một cách tự nhiên và thực tế nhất tránh trường hợp học thuộc những ký thuyết trên mạng rồi học thuộc lòng như đang trả bài với nhà tuyển dụng sẽ bị đánh giá thấp không đạt điểm cao. Hãy làm nên một cách trả lời riêng biệt mang đậm phong cách của bản thân dù không được hoàn hảo nhưng là chính bạn. Đó cũng là cách mà nhà tuyển dụng cảm nhận và đánh giá bạn chân thực nhất và bạn cũng cảm nhận thực tế năng lực của bản thân một cách hoàn hảo nhất.
Làm đầu bếp có cần bằng cấp hay không?
Câu hỏi khiến nhiều người quan tâm, bằng cấp luôn luôn được quan tâm và chú ý vì nhiều ngành nghề đòi hỏi phải có bằng cấp đào tạo chính quy mới được tuyển dụng. Riêng với đầu bếp là điều hiển nhiên phải có khi đi xin việc là bằng đại học, cao đẳng chính quy hoặc chứng chỉ nghề được cấp hợp pháp. Nhiều người thường nghĩ đơn giản chỉ là nấu ra những món ăn ngon hay đơn giản chỉ là làm ra những món ăn hài lòng khách hàng thì không cần bằng cấp điều đó là sai lầm.
Nghề đầu bếp liên quan đến sức khỏe của khách hàng, nhiều vị khách trong một ngày chứ không đơn thuần chỉ là nấu những món ăn hàng ngày. Bạn cần có chuyên môn về ẩm thực, về cách phối hợp thực phẩm để cung cấp dinh dưỡng cho khách hàng. Điều quan trọng hợp dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Nếu không đảm bảo hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến nhiều khách hàng. Và ảnh hưởng đến chính bản thân bạn. Nếu được đào tạo chuyên nghiệp và bằng cấp rõ ràng thì cơ hội cao trúng tuyển khi đi xin việc.
Có nên học nghề đầu bếp không?
Nếu bạn đảm bảo đủ về chuyên môn và đảm bảo đủ về kỹ năng làm việc và một sức khỏe tốt. Cộng thêm niềm đam mê ẩm thực thì bạn nên tham gia vào con đường làm nghề đầu bếp. Bởi nghề đầu bếp hiện nay rất hot và có thể đem lại thu nhập ổn định và cao. Với sự phát triển nhu cầu du lịch và ẩm thực ngày càng tăng thì việc đào tạo ra nhiều đầu bếp chuyên nghiệp lại càng được quan tâm. Đặc biệt, cơ hội xin việc cũng dễ dàng và có những khóa đào tạo nghề ngắn hạn nên bạn có thể vừa học vừa làm được.
Ngoài ra, nếu bạn học trong chuyên ngành đầu bếp bạn cũng đào tạo thêm kỹ năng quản lý nhà hàng khách sạn nên nếu bạn không theo nghề đầu bếp bạn có thể làm nhiều nghề liên quan. Nếu có bản lĩnh bản thân và vốn kinh tế thì bạn hãy mở riêng cho mình một chuỗi nhà hàng ẩm thực mang nét đặc trưng riêng để được công nhận thương hiệu do chính mình sáng lập.
- Top 3 trường dạy đầu bếp chuyên nghiệp và uy tín nhất tại HCM
- Học ngành đầu bếp cần những điều kiện và kỹ năng gì để thành công?
- Đầu bếp tìm việc cần lưu ý chuẩn bị hồ sơ như nào?
Hay đơn giản bạn học nấu ăn vì đam mê và vì bạn muốn dành cho những người bạn thương yêu những món ăn bổ dưỡng.
Nguồn: http://timviecdaubep.com
Bài viết liên quan