Bếp trưởng tìm việc thường gặp những câu phỏng vấn nào khi xin việc?

06/07/2019 09:23 AM    |    Tìm việc   >  Tìm việc đầu bếp

Để được làm việc làm bếp, các bếp trưởng tìm việc thường phải vượt qua các câu hỏi của vòng phỏng vấn. Hãy tham khảo những câu hỏi dưới đây để biết rõ hơn nhé.

Bếp trưởng là vị trí có sức hút mà bất cứ ai làm trong nghề nấu ăn đều mong muốn đạt được với mức lương mơ ước.

Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân bạn?

Trong bất cứ buổi phỏng vấn xin việc nào, đây luôn là câu hỏi mở đầu để bắt đầu cuộc nói chuyện. Để có được câu trả lời ấn tượng nhất trước nhà tuyển dụng, bạn hãy luyện tập trả lời thật trơn tru ở nhà trước khi đi phỏng vấn nhằm giúp bạn có một phản xạ tự nhiên. Trong buổi phỏng vấn, bạn hãy trình bày câu trả lời một cách ngắn gọn, xúc tích, rành mạch trong khoảng 2 phút, không nên nói quá nhiều dễ gây cảm giác chán nản cho người đối diện.

Giới thiệu đôi nét về bản thân bạn?

Giới thiệu đôi nét về bản thân bạn? Nguồn: Internet

Trước tiên, các bếp trưởng tìm việc ngoài việc đưa ra các thông tin cơ bản cá nhân như họ tên, tuổi tác, địa chỉ sinh sống, tình trạng hôn nhân thì cũng cần nêu lên các thế mạnh của bản thân và những thành quả đã đạt được ở những công việc trước đó (nếu có). Đây chính là cách để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn.

Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của bạn là gì?

Với câu hỏi này, các bếp trưởng tìm việc nên có sự định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho bản thân, cũng như mục tiêu cuối cùng mà mình hướng tới sẽ thế nào. Bạn ứng tuyển vào vị trí này nhưng mục tiêu đặt ra của bạn lại ở hướng khác thì chắc chắn kết quả sẽ không thể nào như bạn mong muốn được. Hãy đề ra những mục tiêu có liên quan với công việc mà bạn đang ứng tuyển như phát triển bản thân, nâng cao kỹ năng chuyên môn, gắn bó dài lâu với công việc …

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? Nguồn: Internet

Thông qua câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy mục tiêu mà bạn đặt ra liệu có phù hợp với hướng đi của họ hay không. Tất nhiên, bạn nên lưu ý rằng không nên để mục tiêu công việc đi quá xa so với hướng phát triển mà khách sạn, nhà hàng đề ra.

Tại sao bạn lại muốn làm việc cho khách sạn – nhà hàng của chúng tôi?

Thực chất, qua câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã tìm hiểu kỹ thông tin về khách sạn, nhà hàng của họ hay chưa. Qua đây, các bếp trưởng tìm việc cần nắm rõ các thông tin về nơi mà mình đang ứng tuyển. Hãy đưa ra những lý do mà bạn cảm thấy muốn làm việc ở khách sạn, nhà hàng của họ như môi trường chuyên nghiệp, chế độ đãi ngộ tốt, thương hiệu nổi tiếng …

Đây là câu hỏi được đánh giá là làm vừa lòng hai bên. Trong khi bên tuyển dụng nắm được mong muốn của ứng viên còn bên ứng viên có thể nói ra những nguyện vọng của cá nhân mình. Bởi vậy, ngay trong buổi phỏng vấn xin việc, bạn nên đưa ra những vấn đề mà bản thân còn băn khoăn như quyền lợi, đãi ngộ hay các trợ cấp được hưởng từ phía khách sạn, nhà hàng dành cho mình nếu được nhận vào làm.

Vì sao chúng tôi nên chọn bạn cho vị trí này?

Trong câu hỏi này, bạn hãy coi đây chính là cơ hội để bạn PR bản thân mình. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự phù hợp với công việc đó ra sao: kỹ năng ra sao, kinh nghiệm thế nào, môi trường làm việc của nhà hàng, khách sạn tạo điều kiện cho bạn phát triển hơn nữa, chế độ đãi ngộ đáp ứng với tiêu chí mà bản thân bạn đề ra …

Bên cạnh đó, các bếp trưởng tìm việc cũng nên đề cao tinh thần muốn nâng cao năng lực hơn nữa cho bản thân, đừng quá phô trương bản thân mình.

Bạn đã khi nào xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp chưa? Cách mà bạn giải quyết vấn đề ra sao?

Trong gian bếp với trăm nghìn công việc diễn ra mỗi ngày, bạn sẽ khó tránh khỏi những “va chạm” với đồng nghiệp. Nếu nhận được câu hỏi này từ nhà tuyển dụng, bạn hãy đưa ra cho họ thấy một vài dẫn chứng cụ thể và cách bạn xử lý tình huống của bạn hợp lý ra sao. Chẳng hạn như: lắng nghe quan điểm đối phương khi có mâu thuẫn xảy ra, nói chuyện riêng để cùng nhau tìm hướng giải quyết thoả đáng trong hòa bình.

Cách mà bạn xử lý khi phát sinh các mâu thuẫn?

Cách mà bạn xử lý khi phát sinh các mâu thuẫn? Nguồn: Internet

Thế mạnh của bạn là làm việc theo nhóm hay độc lập?

Khi nhận được câu hỏi dạng này, bạn không nên chọn 1 trong 2 mà hãy lựa chọn cả hai. Vì cả hai đều thực sự quan trọng. Bởi lẽ, với bất cứ đầu bếp nào, bạn đều phải có cho mình khả năng làm việc kết hợp với các đồng nghiệp khác để công việc diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và đồng thời tự mình chế biến ra các món ăn mang đậm dấu ấn cá nhân. Hãy đưa ra dẫn chứng cụ thể cho việc phối hợp, trao đổi công việc trong nhóm của bạn với các đồng nghiệp khác ra sao và khả năng làm việc độc lập, biết cách giải quyết công việc một mình sẽ như thế nào …

Tại sao bạn lại nghỉ việc ở chỗ làm cũ?

Câu hỏi này khá nhạy cảm với bất cứ bếp trưởng tìm việc nào khi phỏng vấn xin việc. Mặc dù, bạn đều biết rằng, đa số lý do nghỉ việc ở chỗ làm cũ chủ yếu là do các nguyên nhân như: bị phân biệt đối xử thiếu công bằng, chế độ đãi ngộ không phù hợp, thu nhập thấp, nội quy khắt khe, xung đột với đồng nghiệp … Hãy lưu ý một điều rằng, bạn không nên nói xấu chỗ làm cũ với nhà tuyển dụng mới. Hoàn toàn không nên đưa ra những lý do tiêu cực, đừng để nhà tuyển dụng nhìn nhận bạn theo hướng không tốt. Nếu không bạn chắc chắn sẽ bị loại từ vòng gửi xe.

Để nói giảm nói tránh nguyên do nghỉ việc, bạn có thể nói về các lý do như: định hướng của chỗ làm cũ chưa phù hợp, không như bạn mong muốn, cơ hội học hỏi, phát triển bản thân không nhiều. Qua đây, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn thực sự mong muốn tìm môi trường tốt hơn, có định hướng rõ ràng hơn và các chế độ phù hợp …

Thế mạnh của bạn là gì?

Qua cách trả lời cho câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ nắm được những thế mạnh, kỹ năng của bạn có thực sự phù hợp với công việc đang ứng tuyển hay không. Cụ thể: với vị trí bếp bánh, thế mạnh của bạn là ước lượng nguyên liệu sao cho phù hợp chỉ bằng mắt thường, cách bạn quản lý công việc và trang trí bánh bắt mắt, độc đáo … Hoặc bạn có thể đưa ra những thế mạnh về tính cách của bản thân như tính kỷ luật cao, nhiệt tình, trung thực, hòa đồng ..

Đâu là điểm bạn tự tin nhất ở bản thân? Đâu là thế mạnh của bạn?...

Đâu là điểm bạn tự tin nhất ở bản thân? Đâu là thế mạnh của bạn?… Nguồn: Internet

Điểm yếu của bạn là gì?

Dẫu biết rằng, không ai là không có khuyết điểm của riêng mình tuy nhiên cũng không nên phô trương hết tất cả điểm yếu đó ra. Hãy thừa nhận một cách khéo léo và chỉ ra cho họ thấy bạn đang cố gắng thay đổi nhằm hoàn thiện bản thân mình như tính cách nóng vội, thẳng tính hay những điểm yếu mà bạn đang dần thay đổi như tiếng anh giao tiếp kém …

Đâu là điểm bạn cảm thấy kém tự tin nhất về bản thân? Điểm yếu của bạn là gì?...

Đâu là điểm bạn cảm thấy kém tự tin nhất về bản thân? Điểm yếu của bạn là gì?… Nguồn: Internet

Mục tiêu tương lai của bạn thế nào?

Khi các bếp trưởng tìm việc đưa ra cho nhà tuyển dụng thấy được lộ trình thăng tiến mà bạn đề ra và cách mà bạn đã đạt được cho mục tiêu đó như thế nào sẽ thực sự cuốn hút họ. Bởi nhiều nhà tuyển dụng coi trọng các ứng viên có hướng đi nghề nghiệp rõ ràng, biết cách sắp xếp công việc cụ thể nhằm đạt được mục tiêu cho riêng mình. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ hoàn thành tốt công việc được giao nếu được nhận vào làm.

Mức lương bạn mong muốn được nhận là bao nhiêu?

Trước khi ứng tuyển vào vị trí mà bạn muốn, bạn nên tìm hiểu về mặt bằng chung mức lương của vị trí đó để trả lời tốt cho câu hỏi này. Tất nhiên, tùy thuộc theo quy mô của khách sạn, nhà hàng mà bạn đang ứng tuyển để đưa ra mức lương phù hợp thỏa đáng, hợp lý cho cả hai phía.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hơn khi đi phỏng vấn vị trị đầu bếp trưởng.

Tags:

Bài viết liên quan

Những việc làm tại Hà Nội được tìm kiếm nhiều nhất

Những việc làm tại Hà Nội được tìm kiếm nhiều nhất

Việc làm Nhân viên kinh doanh tại Hà Nội Nhân viên kinh doanh là một vị trí cần có sự hiểu...

Bistro là gì và tại sao nó lại trở thành một phần của văn hóa ẩm thực?

Bistro là gì và tại sao nó lại trở thành một phần của văn hóa ẩm thực?

Bistro là gì và tại sao nó lại trở thành một phần của văn hóa ẩm thực của chúng ta?...

Quy trình tuyển dụng nhân viên phục vụ trong nhà hàng khách sạn

Quy trình tuyển dụng nhân viên phục vụ trong nhà hàng khách sạn

Để đảm bảo tuyển được nhân viên có trình đọ chuyên môn cao và phù hợp với vị trí công...

Bài đọc nhiều

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Sữa chua bịch là món quà gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Chit cần cắn một góc…

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Để làm tốt kế toán nhà hàng,  các quy trình kế toán khách sạn là gì? – Quy trình làm…

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star là cụm từ đã quá quen thuộc nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó hay chưa? Bài…

Bài mới nhất

Nghề Đầu Bếp Nhà Hàng Âu – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Và Cách Làm CV Ấn Tượng

Nghề Đầu Bếp Nhà Hàng Âu – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Và Cách…

Nghề đầu bếp nhà hàng Âu đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ yêu thích…

Đầu Bếp Món Nhật Bản: Nghệ Thuật Ẩm Thực và Cơ Hội Việc Làm Tiềm Năng

Đầu Bếp Món Nhật Bản: Nghệ Thuật Ẩm Thực và Cơ Hội Việc Làm Tiềm…

Đầu bếp món Nhật Bản là một trong những nghề thú vị trong lĩnh vực ẩm thực, thu hút nhiều…

Đầu Bếp Michelin: Cơ Hội Việc Làm và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Đầu Bếp Michelin: Cơ Hội Việc Làm và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Trong thế giới ẩm thực, danh hiệu Đầu bếp Michelin là một trong những thành tựu cao quý nhất mà…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.