Bằng đầu bếp: Có thực sự cần thiết nếu muốn trở thành đầu bếp giỏi?

01/08/2019 02:17 PM    |    Tìm việc   >  Chuyện nghề

Bằng đầu bếp không nhất thiết cần khi đầu bếp tìm việc nhưng nếu có tấm bằng đầu bếp trong tay công việc đầu bếp sẽ suôn sẻ, dễ thăng tiến trong nghề.

Bằng đầu bếp thứ bằng cấp có thực sự cần thiết nếu muốn trở thành một đầu bếp giỏi? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người cảm thấy băn khoăn khi quyết định lựa chọn theo đuổi con đường ẩm thực này.

Hiện nay, đầu bếp đang là một ngành nghề thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ đam mê ẩm thực, nấu nướng lại có thể kiếm được tiền lương cao, có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, hiện đại, đẳng cấp. Tuy nhiên hiện nay, nhiều ứng viên ngành này thắc mắc với nhà tuyển dụng về vấn đề bằng cấp, chứng chỉ và tự hỏi Đầu bếp có nằm trong danh sách những việc làm không cần bằng cấp không.

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp các bạn liệu rằng nghề đầu bếp có thực sự cần bằng đầu bếp hay không? và những chứng chỉ, bằng cấp nào bạn cần đạt được khi theo đuổi công việc này?

Bằng đầu bếp

Bằng đầu bếp (nguồn: internet)

Đầu bếp là công việc không cần bằng cấp đúng hay không?

Ở Việt Nam, chuyên ngành Đầu bếp chưa có bậc Đại học mà chỉ được đào tạo tại các trường Cao đẳng, Trung cấp và các đơn vị đào tạo chuyên nghiệp. Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà hàng, khách sạn không yêu cầu bằng cấp hay chứng chỉ đối với vị trí Đầu bếp. Đối với các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, chất lượng Đầu bếp phụ thuộc vào kinh nghiệm và tay nghề thật sự của họ chứ không phải đánh giá bằng loại bằng cấp. Những ứng viên có nhiều kinh nghiệm ở vị trí tương đương, chức vụ càng cao thì chứng tỏ năng lực càng tốt.

Nhìn chung, để theo đuổi công việc Đầu bếp, bạn không cần đến 4 năm dài “đằng đẵng” để theo học một chương trình quá nhiều kiến thức lý thuyết không cần thiết mà trang thiết bị, cơ sở vật chất không đầy đủ. Thay vì đó, bạn dành thời gian để thực hành và tiếp xúc thực tế, rèn luyện tay nghề và trau dồi kỹ năng, gặt hái được nhiều kinh nghiệm, là lợi thế tuyệt vời cho quá trình ứng tuyển ở các khách sạn, nhà hàng cao cấp.

Trên thực tế, không một khách sạn, nhà hàng nào đòi hỏi người làm bếp phải có bằng Đại học. Thông thường, những nơi này đề cao kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực tế ở vị trí tương đương. Chức vị càng cao thì yêu cầu số năm kinh nghiệm càng nhiều; tay nghề làm việc càng vững. Bạn không cần phải chuẩn bị cho mình một tấm bằng Đại học hay Cao đẳng chính quy “danh giá”; vừa mất thời gian 4 năm dài đằng đẵng; vừa không được thực hành và tiếp xúc với môi trường làm việc nhiều nếu muốn trở thành một đầu bếp.

bằng đầu bếp không thực sự cần khi đi xin việc

bằng đầu bếp không thực sự cần khi đi xin việc (nguồn: internet)

Tất cả các lao động đều có thể trở thành đầu bếp ?

Nếu bạn đam mê công việc nấu nướng, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào vị trí Phụ bếp ở các nhà hàng, quán ăn có quy mô nhỏ và vừa. Thời gian này bạn làm quen với cường độ công việc cũng như môi trường làm việc, những kiến thức bổ ích và học hỏi cách chế biến món ăn từ cơ bản đến nâng cao từ Đầu bếp chính. Từ đó, bạn có cơ hội đứng bếp và trở thành Đầu bếp chính.

Hiện nay, việc làm không cần bằng cấp trong nhà hàng rất nhiều, tuy nhiên nếu bạn muốn làm việc ở những nhà hàng đẳng cấp và dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp, bạn vẫn nên “tậu” cho mình một tấm bằng, chứng chỉ từ các khóa học Đầu bếp chuyên nghiệp. Những khách sạn, nhà hàng có quy mô lớn cần một đội ngũ Đầu bếp được đào tạo bài bản, chuyên sâu và vững tay nghề, có thể chịu được áp lực lớn, tần suất cao và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của dịch vụ. Từ vị trí này, bạn được tiếp xúc nhiều nền Ẩm thực quốc tế, gặp gỡ những Đầu bếp hàng đầu.

Mặc dù Đầu bếp được xem là việc làm không cần bằng cấp thế nhưng để nhanh chóng hòa nhập với công việc, bạn cần sở hữu chứng chỉ nghề tại các trường, trung tâm, đơn vị đào tạo uy tín, chất lượng. Trên thực tế, các chương trình học này chỉ mất khoảng 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm, thời gian thực hành nhiều và bạn được hướng dẫn bởi những Đầu bếp, chuyên gia Ẩm thực hàng đầu Việt Nam, chia sẻ với Học viên công thức nấu ăn, bí quyết, mẹo chế biến,…

Để trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp trong tương lai, ngoài kỹ năng và kinh nghiệm, chứng chỉ nghề Bếp được xem như “tấm vé thông hành” để bạn tự tin hơn, nhanh chóng đạt đến đỉnh cao của nghề. Dự đoán những năm tiếp theo, Đầu bếp nằm trong top ngành nghề có tương lai sáng lạn nhất cùng môi trường làm việc và mức lương hấp dẫn.

Những loại bằng đầu bếp nào có giá trị?

Nếu đã xác định nghề bếp chính là một phần của cuộc sống, bạn nên bắt đầu con đường này với chương trình đào tạo bài bản, lấp đầy trí óc bằng kiến thức chuyên môn, nạp đủ đam mê cho trái tim cháy bỏng và nhận lấy một tấm bằng để làm hành trang cho chặng đường thành công phía trước.

Nhu cầu thưởng thức ẩm thực và phát triển du lịch tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh đã đẩy cao yêu cầu tuyển dụng của các nhà hàng, khách sạn. Họ cần đội ngũ đầu bếp giỏi chuyên môn, vững tay nghề, được đào tạo bài bản và có bằng cấp giá trị để đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng của dịch vụ. Nghề bếp khi xưa chỉ gói gọn trong phạm vi nhỏ nhưng ngày nay mọi chuyện đã khác. Nếu bạn có đam mê, chịu học hỏi cơ hội bước đến gian bếp tiêu chuẩn 5 sao tại các nhà hàng khách sạn lớn là điều vô cùng đơn giản. Khác biệt lớn nhất giữa nghề bếp xưa và nay chính là giá trị bằng cấp. Khi sở hữu cho mình tấm bằng hoặc chứng chỉ nghề cơ hội để thành công, cải thiện mức thu nhập và tạo dựng danh tiếng cho bản thân sẽ rất rộng mở.

Tham gia các chương trình đào tạo chuyên nghiệp để nhận chứng chỉ giá trị về ngành bếp đang là nhu cầu của nhiều đầu bếp cũng như các bạn trẻ yêu thích nấu ăn. Hiện nay, Chứng chỉ Nghiệp vụ Bếp trưởng do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp cấp đang là tấm bằng giá trị được nhiều đơn vị tuyển dụng “săn đón”.

Ngành Dịch vụ Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn đang trên đà phát triển vượt bậc kéo theo cơn khát nhân lực trầm trọng. Đặc biệt với nghề bếp, nhân lực có trình độ luôn nhận được sự chào đón nồng nhiệt của các đơn vị tuyển dụng. Do đó, với chứng chỉ nghiệp vụ Bếp trưởng con đường tìm được việc làm thu nhập cao, ổn định tại các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng đẳng cấp trong và ngoài nước là rất lớn và dễ dàng.

Không thực sự quá cần thiết nhưng bằng cũng giúp người làm nghề dễ thăng tiến trong công việc

Không thực sự quá cần thiết nhưng bằng cũng giúp người làm nghề dễ thăng tiến trong công việc (nguồn: internet)

Đa phần các đầu bếp có công việc ổn định và thu nhập hấp dẫn đều sở hữu trong tay chứng chỉ Nghiệp vụ Bếp trưởng. Mức lương khởi điểm của người đầu bếp dao động trong khoảng 5 – 6 triệu đồng/tháng. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng theo năng lực và phấn đấu của bạn để đạt đến vị trí cao hơn trong gian bếp.

Quá trình học tập để nhận được chứng chỉ Nghiệp vụ Bếp trưởng là cơ hội tốt để bạn trang bị các kiến thức từ cơ bản cho đến nâng cao và hoàn thiện các kĩ năng nghề quý giá nhất. Đây sẽ là nền tảng vững chắc thúc đẩy bạn tiến xa hơn trên hành trình chinh phục vị trí đỉnh cao của nghề bếp.

Chứng chỉ nghề bếp sẽ tạo ra nhiều cơ hội để bạn ghi tên mình vào đội ngũ nhân viên của các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng đẳng cấp trong và ngoài nước. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, được giao lưu, tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm quý giá từ các đầu bếp, chuyên gia hàng đầu để bồi bổ kiến thức cho bản thân. Ngoài ra, cơ hội làm việc tại các quốc gia tiên tiến như Thụy Sĩ, Đan Mạch, Úc… với mức lương ngàn đô sẽ dễ dàng hơn khi bạn trang bị đủ kiến thức và chứng chỉ nghề bếp giá trị.

Có thể bạn quan tâm:

Để trở thành đầu bếp thì không quá khó, nhưng nếu bạn muốn phấn đấu, vươn xa hơn trong lĩnh vực ẩm thực, trở thành những đầu bếp hàng đầu cả nước thì chắc chắn sự yêu nghề, sự quan tâm về nghề của bạn phải được chứng minh qua tấm bằng trước nhất.

Mộc Nhiên

Nguồn: https://timviecdaubep.com/

Tags:

Bài viết liên quan

Tiền Tip là Gì? Cách Sử Dụng Tiền Tip Trong Đời Sống Hằng Ngày

Tiền Tip là Gì? Cách Sử Dụng Tiền Tip Trong Đời Sống Hằng Ngày

Bạn đã bao giờ tự hỏi về ý nghĩa của tiền tip và cách sử dụng nó trong đời sống...

Vai Trò và Công Việc của Chef de Partie là gì trong Nhà Hàng

Vai Trò và Công Việc của Chef de Partie là gì trong Nhà Hàng

Trong ngành công nghiệp nhà hàng, vai trò của một Chef de Partie là một phần không thể thiếu trong...

Lương Pha Chế: Khám Phá Nghề Nghiệp và Tiềm Năng Phát Triển

Lương Pha Chế: Khám Phá Nghề Nghiệp và Tiềm Năng Phát Triển

Lương pha chế không chỉ là một công việc mà còn là một nghề nghiệp có tiềm năng phát triển...

Bài đọc nhiều

Cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất 2023

Cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất 2023

Để có thể thuận tiện theo dõi cách viết hồ sơ xin việc đúng nhất, Timviec sẽ trình bày các cách viết hồ…

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Sữa chua bịch là món quà gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Chit cần cắn một góc…

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Để làm tốt kế toán nhà hàng,  các quy trình kế toán khách sạn là gì? – Quy trình làm…

Bài mới nhất

Nghề Đầu Bếp Nhà Hàng Âu – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Và Cách Làm CV Ấn Tượng

Nghề Đầu Bếp Nhà Hàng Âu – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Và Cách…

Nghề đầu bếp nhà hàng Âu đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ yêu thích…

Đầu Bếp Món Nhật Bản: Nghệ Thuật Ẩm Thực và Cơ Hội Việc Làm Tiềm Năng

Đầu Bếp Món Nhật Bản: Nghệ Thuật Ẩm Thực và Cơ Hội Việc Làm Tiềm…

Đầu bếp món Nhật Bản là một trong những nghề thú vị trong lĩnh vực ẩm thực, thu hút nhiều…

Đầu Bếp Michelin: Cơ Hội Việc Làm và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Đầu Bếp Michelin: Cơ Hội Việc Làm và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Trong thế giới ẩm thực, danh hiệu Đầu bếp Michelin là một trong những thành tựu cao quý nhất mà…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.