Học đầu bếp cần những điều kiện và kỹ năng gì để thành công?

05/07/2019 11:33 AM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Học đầu bếp cần những điều kiện và kỹ năng gì? Nếu bạn đam mê và muốn tìm việc đầu bếp để gắn bó lâu dài thì chắc hẳn bạn đã từng thắc mắc điều này phải không nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé!

Học đầu bếp thi khối nào và trường nào

Học ngành đầu bếp thi khối nào và trường nào

Học ngành đầu bếp thi khối nào và trường nào

Có Đại học nào tuyển sinh ngành đầu bếp không?

Chắc hẳn những ai muốn theo học và gắn bó lâu dài với nghề đều đã từng thắc mắc những câu hỏi như: “Ngành đầu bếp có hệ Đại học không?”, “Liệu có trường Đại học nào ở Việt Nam đào tạo chính quy ngành bếp không?”. Tuy nhiên có một sự thật đáng buồn là nhiều trường cao đẳng, trung cấp đều đào tạo ngành đầu bếp nhưng lại chưa có một trường Đại học nào thực hiện điều tương tự.

Tuy ngành đầu bếp không có hệ Đại học nhưng bạn cũng đừng vội thất vọng bởi vì có vô vàn các trường trung cấp, cao đẳng, trung tâm dạy nghề đào tạo ngành bếp và chất lượng dạy học đều vô cùng tốt. Đội ngũ giảng viên vẫn cung cấp cho học viên đầy đủ kiến thức về ẩm thực để sau khi tốt nghiệp họ có thể tự tin theo đuổi giấc mơ đầu bếp của mình.

Học đầu bếp thi khối nào?

Như đã đề cập ở trên, chưa có trường đại học nào ở Việt Nam đào tạo chính quy ngành đầu bếp cả. Bạn chỉ chọn một trường trung cấp hoặc trung tâm dạy nghề nấu ăn, học cho thật tốt và liên tục trau dồi kỹ năng của mình là bạn đã có những bước tiến vững chãi đến chạm đến giấc mơ đầu bếp rồi. Thế nhưng nếu bạn vẫn kiên quyết muốn có được tấm bằng Đại học liên quan đến công việc đầu bếp thì bạn có thể đi theo 3 “lối tắt” sau:

+ Ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực – trường Đại học Công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh – khối A, A1 & B

Với ngành học này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức về dinh dưỡng, chất lượng đồ ăn, quản lý bếp, văn hóa ẩm thực và cả các kỹ thuật nấu nướng. Ra trường bạn có thể chọn làm việc ở các trung tâm dinh dưỡng, công ty thực phẩm, bếp ăn của khách sạn – nhà hàng…

+ Ngành Kinh tế gia đình – trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh – khối A, B, D1 & D7

Học ngành này, bạn sẽ được tiếp cận với cách chế biến các món ăn, thiết kế – quản lý bếp ăn công nghiệp, nữ công gia chánh… Ra trường bạn có thể trở thành đầu bếp, chuyên gia dinh dưỡng hoặc những ngành khác có liên quan đến ẩm thực.

+ Ngành Quản trị chế biến món ăn

Nhiều trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành này và bạn có thể chọn nó để trau dồi kiến thức và các kỹ năng cần thiết cho công việc đầu bếp của mình sau này.

Điều kiện để theo học đầu bếp

Ngành nghề nào cũng có những yêu cầu và nguyên tắc riêng và nghề bếp cũng vậy

Ngành nghề nào cũng có những yêu cầu và nguyên tắc riêng và nghề bếp cũng vậy

Ngành nghề nào cũng có những yêu cầu và nguyên tắc riêng và nghề bếp cũng vậy. Hãy cùng xem để trở thành đầu bếp thì bạn cần phải hội tụ những điều kiện gì nhé!

Đủ sức khỏe và độ tuổi quy định

Đầu bếp là nghề không học Đại học chính quy và theo như quy định của Nhà nước thì người học nghề phải từ 14 tuổi trở lên. Chính vì vậy, bạn chỉ cần đủ 14 tuổi là có thể tự do theo đuổi nghề đấu bếp rồi.

Bên cạnh yếu tố tuổi tác thì sức khỏe cũng là nhân tố quan trọng không kém. Chỉ khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc bệnh tật thì mới có thể tồn tại trong ngành nghề vất vả và nhiều áp lực như nghề bếp.

Đam mê và yêu nghề​ là 2 yếu tố không thể thiếu

Đầu bếp từ xưa tới nay vốn là công việc vất vả với cường độ công việc lớn, áp lực lại cao. Một ngày bạn phải nấu hàng chục món ăn khác nhau không để lặp lại hay nhàm chán, bạn phải phục vụ hàng trăm thực khách mà sở thích và khẩu vị của họ hoàn toàn không giống nhau.

Nóng bức, áp lực, mệt mỏi, thiếu ngủ… là những gì bạn phải đối mặt nhưng nếu bạn đủ đam mê và yêu nghề thì những rào cản ấy chẳng là gì cả. Một khi đã quyết tâm thì chẳng gì có thể cản lối đi của bạn!

Không thể dậm chân tại chỗ, phải không ngừng học hỏi

Dù có là một đầu bếp giỏi hay nổi tiếng đi chăng nữa thì bạn cũng không thể ngủ quên trên chiến thắng để rồi tụt lại phía sau. Bạn phải học hỏi và sáng tạo không ngừng. Có tài năng và kinh nghiệm thôi là chưa đủ, bạn còn cần tinh thần ham học hỏi nữa. Học hỏi từ những thất bại của bản thân, học hỏi những điều hay ho của người khác…, chỉ có như vậy bạn mới ngày càng tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

Tầm nhìn xa và tinh thần cầu tiến

Không chỉ riêng ngành bếp mà dù làm trong ngành nghề nào, bạn cũng cần có đam mê, có tầm nhìn và sự cầu tiến để có thể tồn tại và vươn xa với nghề nghiệp mình đã chọn. Bạn chỉ có đạt được đỉnh cao khi nỗ lực hết mình và không ngừng rèn luyện bản thân mà thôi.

Kỹ năng cần có để học đầu bếp thành công

Kỹ năng cần có để học ngành đầu bếp thành công

Kỹ năng cần có để học ngành đầu bếp thành công

+ Sáng tạo: Sáng tạo là kỹ năng không thể thiếu của người đầu bếp, chẳng vậy mà người ta có câu nói rằng: “Nấu ăn là một nghệ thuật và người đầu bếp cũng là nghệ sĩ”. Để tạo ra được một món ăn đảm bảo đủ tiêu chí ngon – đẹp – độc đáo thì bạn cần phải có gu thẩm mỹ tinh tế, bàn tay khéo léo và óc tưởng tượng phong phú. Chỉ có như vậy, món ăn của bạn mới gây ấn tượng được với thực khách.

+ Xử lý tình huống phát sinh: Một người đầu bếp giỏi không phải chỉ cần thành thạo kỹ năng nấu nướng mà còn phải rèn luyện cho mình kỹ năng xử lý tình huống thật nhanh. Dù bạn có cẩn thận đến đâu thì cũng không thể tránh được những sơ sót, ví dụ như nhầm muối với đường hay làm cháy món nào đó… Những lúc như vậy, bạn cần ứng biến thật nhanh để mau chóng giải quyết trục trặc và tiếp tục tiến độ công việc.

+ Tạo dựng kế hoạch: Đừng nghĩ chỉ những người làm kinh doanh hay quản lý cấp cao mới cần lập kế hoạch bạn nhé! Các đầu bếp cũng cần lập kế hoạch làm việc sao cho thật logic và hiệu quả để hoàn thành công việc đúng tiến độ, để món ăn đến tay khách hàng kịp lúc.

+ Quản lý tiền: Đầu bếp cũng cần quản lý tốt những đồng tiền mình được giao để mua nguyên liệu, gia vị… cho món ăn. Bạn phải tính toán sao cho mình vẫn mua được những nguyên liệu tốt, tươi ngon nhưng khoản tiền chi ra không bị vượt mức.

Tương lai và mức lương của đầu bếp

Đầu bếp được đánh giá là một nghề có tương lai tươi sáng

Đầu bếp được đánh giá là một nghề có tương lai tươi sáng

Đầu bếp được đánh giá là một nghề có tương lai tươi sáng. Bạn cứ chăm chỉ học hành và rèn giũa kỹ năng của bản thân thì ra trường chắc chắn 100% bạn sẽ tìm được việc làm thích học. Ngành bếp cũng không phải một ngành khó học hay khiến người học phải khổ sở đau đầu. Bạn chỉ cần đam mê cộng thêm một chút nỗ lực thì tương lai không cần lo chật vật kiếm việc.

Nghề đầu bếp đã, đang và sẽ luôn có mặt trong Top những ngành nghề hot nhất bởi phần lớn các đầu bếp đều có thu nhập cao và cuộc sống ổn định. Thu nhập trung bình của các đầu bếp trên thế giới rơi vào khoảng trên 1500$.

Mức lương của các đầu bếp Việt Nam cũng được đánh giá là đáng mơ ước. Một đầu bếp mới vào nghề có mức thu nhập 7 đến 8 triệu đồng/tháng. Những người có kinh nghiệm, có thể đảm đương được những chức vụ cao hơn như bếp trưởng hay bếp phó thì có thể thu về 15 đến 20 triệu đồng/tháng.

Nói chung đầu bếp là một ngành nghề tươi sáng và có nhiều kỳ vọng!

Xem thêm Tại Đây:

Lời kết

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã nắm được học đầu bếp thì nên thi trường nào và cần có những điều kiện gì cũng như trang bị những kỹ năng nào rồi phải không? Chúc bạn thành công với con đường mình đã chọn nhé!

Nguồn: https://timviecdaubep.com/

Bài viết liên quan

Commis Chef là Gì? Vai Trò của Commis Chef Trong Ngành Bếp

Commis Chef là Gì? Vai Trò của Commis Chef Trong Ngành Bếp

Trong ngành nhà hàng và khách sạn, vị trí "Commis Chef" đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn...

VTOS Là Gì? Tầm Quan Trọng của VTOS trong Ngành

VTOS Là Gì? Tầm Quan Trọng của VTOS trong Ngành

Trong ngành du lịch của Việt Nam, VTOS (Vietnam Tourism Occupational Skills Standards) đóng vai trò vô cùng quan trọng....

Mô tả Công Việc của Bếp Trưởng trong nhà hàng

Mô tả Công Việc của Bếp Trưởng trong nhà hàng

Trong ngành nhà hàng và dịch vụ ẩm thực, vai trò của bếp trưởng là vô cùng quan trọng. Họ...

Bài đọc nhiều

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn

Để làm tốt kế toán nhà hàng,  các quy trình kế toán khách sạn là gì? – Quy trình làm…

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star – Tiêu chuẩn vàng mà mọi nhà hàng đều hướng tới

Michelin Star là cụm từ đã quá quen thuộc nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó hay chưa? Bài…

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Cách làm yaourt bịch ngon đơn giản tại nhà

Sữa chua bịch là món quà gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Chit cần cắn một góc…

Bài mới nhất

Nghề Đầu Bếp Nhà Hàng Âu – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Và Cách Làm CV Ấn Tượng

Nghề Đầu Bếp Nhà Hàng Âu – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Và Cách…

Nghề đầu bếp nhà hàng Âu đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ yêu thích…

Đầu Bếp Món Nhật Bản: Nghệ Thuật Ẩm Thực và Cơ Hội Việc Làm Tiềm Năng

Đầu Bếp Món Nhật Bản: Nghệ Thuật Ẩm Thực và Cơ Hội Việc Làm Tiềm…

Đầu bếp món Nhật Bản là một trong những nghề thú vị trong lĩnh vực ẩm thực, thu hút nhiều…

Đầu Bếp Michelin: Cơ Hội Việc Làm và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Đầu Bếp Michelin: Cơ Hội Việc Làm và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Trong thế giới ẩm thực, danh hiệu Đầu bếp Michelin là một trong những thành tựu cao quý nhất mà…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.